Vụ nhiều công nhân mắc bụi phổi: Biến chứng của bệnh… phòng ngừa như nào?

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh bụi phổi thường gặp như: Viêm phế quản mãn tính; Suy hô hấp; Ung thư phổi; Bệnh lao phổi; Suy tim do áp lực từ bên trong phổi.

Bệnh bụi phổi xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau, tùy vào loại bụi trong phổi của người bệnh. Trong đó, thường gặp nhất là bệnh bụi phổi amiăng, bụi phổi silic và bụi phổi công nhân than (còn được gọi là CWP hoặc phổi đen). Các bệnh này xảy ra khi người bệnh hít phải sợi amiăng, bụi silic và bụi mỏ than.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, triệu chứng khác nhau tùy theo tác nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Người bệnh có thể không có triệu chứng gì, hoặc có triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường gặp nhất là: Ho khan hoặc ho khạc đờm đen; Có thể ho ra máu vào buổi sáng; Cảm giác đau nhói ở ngực, tức ngực; Khó thở, hụt hơi. Ho khan, ho có đờm; Bệnh nhân có thể ho khan, ho khạc đờm đen hoặc ho ra máu.

Nếu tình trạng bụi vào bên trong phổi không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Ngay cả khi người bệnh đã được điều trị nhưng không được chăm sóc tốt, không phòng ngừa các nguy cơ làm bệnh tái phát vẫn có thể gây biến chứng.

Các biến chứng nguy hiểm thường gặp gồm: Viêm phế quản mãn tính; Suy hô hấp; Ung thư phổi; Bệnh lao phổi; Suy tim do áp lực từ bên trong phổi.

Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả khi có các triệu chứng khó thở, ho dai dẳng kéo dài, ho khan hoặc ho có đờm đen.

Thêm vào đó, nếu người bệnh nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được tầm soát, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Để phòng ngừa bệnh bụi phổi, chuyên gia khuyến cáo, tiêm ngừa vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế; Thực hiện đeo khẩu trang đúng cách; Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là sau khi tiếp xúc với bụi bẩn; Không hút thuốc lá; Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bất thường;

Người lao động thường xuyên làm việc và tiếp xúc với bụi cần trang bị bảo hộ đầy đủ như quần áo, khẩu trang, kính mát…

Đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và được hướng dẫn điều trị hiệu quả khi có các triệu chứng bất thường.

Nhiều công nhân công ty bột đá mắc bệnh bụi phổi, 3 người tử vong

Theo báo cáo của UBND huyện Nghi Lộc (Nghệ An), trong tháng 2/2023, huyện Nghi Lộc tiếp nhận 4 báo cáo của 4 xã gồm xã Nghi Hưng, Nghi Phương, Nghi Thuận và Nghi Đồng có 8 người dân, khi làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến bị bệnh bụi phổi.

Trong đó, có 3 người tử vong gồm ông Trịnh Hữu Q. (38 tuổi, xã Nghi Hưng, làm việc từ tháng 4/2017 - 8/2020), ông Trần Trọng T. (49 tuổi, trú xã Nghi Phương, làm việc từ tháng 10/2017 - 10/2022) và anh Phạm Quang S. (28 tuổi, trú xã Nghi Thuận, làm việc từ năm 2019 - năm 2021).

5 người đang được điều trị tại các cơ sở y tế trong tình trạng phải rửa phổi, khó thở, thở oxy, sức khỏe suy giảm gồm: Ông Hoàng Văn S. (47 tuổi); Bùi Đình B. (38 tuổi); Trần Ngọc H. (45 tuổi); ông Bùi Chính D. (39 tuổi) và anh Dương Văn Chính (34 tuổi).

Theo Đời sống
Loại nước tốt cho tuyến giáp uống thường xuyên u, nhân xơ không phát triển

Loại nước uống tốt cho tuyến giáp

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, việc lựa chọn loại nước uống phù hợp cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Biết chọn đúng loại uống còn có thể kìm hãm nhân xơ phát triển.
Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Không chỉ là một món hải sản thơm ngon, bạch tuộc còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ăn món này.
back to top