Giáo sư chỉ cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh bụi phổi

Nếu tình trạng bụi vào bên trong phổi không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Việc chăm sóc và phòng ngừa đúng có thể phòng ngừa bệnh tái phát.

GS.TS.BS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Hô Hấp bệnh viện Tâm Anh cho biết, bệnh bụi phổi xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau, tùy vào loại bụi trong phổi của người bệnh. Trong đó, thường gặp nhất là bệnh bụi phổi amiăng, bụi phổi silic và bụi phổi công nhân than (còn được gọi là CWP hoặc phổi đen). Các bệnh này xảy ra khi người bệnh hít phải sợi amiăng, bụi silic và bụi mỏ than.

Thông thường khi những hạt bụi xâm nhập vào phổi phải mất nhiều năm mới hình thành, phát triển thành bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh có thể tiến triển nhanh chỉ sau một thời gian ngắn người bệnh hít một lượng lớn bụi vào phổi, đặc biệt là bụi silic. Bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến suy phổi, suy thoái các cơ quan nội tạng, tàn phế và nguy cơ đe dọa tính mạng.

Bệnh có thể xuất hiện ở dạng đơn giản hoặc phức tạp. Ở trường hợp đơn giản, trên phim X-quang có thể xuất hiện các mô sẹo nhỏ dưới dạng các vòng tròn và dày lên, còn được gọi là nốt sần. Trường hợp bệnh tiến triển phức tạp, gây biến chứng, phổi có rất nhiều sẹo được gọi là bệnh xơ phổi.

GS.TS.BS Ngô Quý Châu cùng đồng nghiệp thăm khám cho bệnh nhân

GS.TS.BS Ngô Quý Châu cùng đồng nghiệp thăm khám cho bệnh nhân

Phát hiện sớm để tránh biến chứng nguy hiểm

Biểu hiện của bệnh: Triệu chứng khác nhau tùy theo tác nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Người bệnh có thể không có triệu chứng gì, hoặc có triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường gặp nhất là:

Ho khan hoặc ho khạc đờm đen;

Có thể ho ra máu vào buổi sáng;

Cảm giác đau nhói ở ngực, tức ngực;

Khó thở, hụt hơi.

Ho khan, ho có đờm

Bệnh nhân có thể ho khan, ho khạc đờm đen hoặc ho ra máu

Cách phòng ngừa bệnh phổi có bụi

Hiện nay, bệnh bụi phổi chưa có phương pháp điều trị triệt để, do đó việc phòng ngừa đóng vai trò vô cùng quan trọng.

- Tiêm ngừa vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế;

- Thực hiện đeo khẩu trang đúng cách;

- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là sau khi tiếp xúc với bụi bẩn;

- Không hút thuốc lá;

- Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bất thường;

- Người lao động thường xuyên làm việc và tiếp xúc với bụi cần trang bị bảo hộ đầy đủ như quần áo, khẩu trang, kính mát…

- Đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và được hướng dẫn điều trị hiệu quả khi có các triệu chứng bất thường.

- Tổ chức quan trắc môi trường lao động tại công ty; Rà soát lại người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, triển khai ngay việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHNN cho người lao động.

Biến chứng nguy hiểm khi bụi vào phổi: Nếu tình trạng bụi vào bên trong phổi không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.

Ngay cả khi người bệnh đã được điều trị nhưng không được chăm sóc tốt, không phòng ngừa các nguy cơ làm bệnh tái phát vẫn có thể gây biến chứng.

Các biến chứng nguy hiểm thường gặp gồm:

Viêm phế quản mãn tính;

Suy hô hấp;

Ung thư phổi;

Bệnh lao phổi;

Suy tim do áp lực từ bên trong phổi.

Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả khi có các triệu chứng khó thở, ho dai dẳng kéo dài, ho khan hoặc ho có đờm đen.

Thêm vào đó, nếu người bệnh nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được tầm soát, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Phương pháp chẩn đoán

Khi có các triệu chứng bất thường ở phổi, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và hỏi về môi trường làm việc, cũng như tiền sử các bệnh lý liên quan nếu có.

Tiếp đó, để việc chẩn đoán mức độ bệnh bụi phổi được chính xác hơn, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các phương pháp kiểm tra cận lâm sàng.

Chuyên gia khuyến cáo, công nhân khai thác than dưới lòng đất phải chụp X-quang phổi sau mỗi 3 năm hoặc 5 năm để phát hiện sớm bệnh và can thiệp kịp thời.

Các phương pháp chẩn đoán xác định bụi trong phổi gồm:

- Chụp X-quang hoặc CT ngực nhằm phát hiện các nốt phổi, khối u trong phổi và bệnh mô kẽ;

- Xét nghiệm khí máu.

- Sinh thiết bằng phẫu thuật nhằm lấy mô phổi để thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết khác.

Chăm sóc đúng giúp việc điều trị hiệu quả hơn

Hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Các phương pháp hiện tại chủ yếu là sử dụng kháng sinh, rửa phổi hoặc thở oxy nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nhanh chóng, gây biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Một số khuyến cáo giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn gồm:

- Ngưng hút thuốc lá nếu có thói quen này;

- Tránh tiếp xúc với bụi. Trong trường hợp do đặc tính công việc cần thực hiện các biện pháp bảo vệ đường thở cần thiết, đặc biệt cần thăm khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh;

- Một số người bệnh có triệu chứng khó thở có thể cân nhắc đến liệu pháp oxy hoặc thở máy;

Sử dụng thuốc giãn phế quản để mở các đoạn phổi, giảm các triệu chứng khó thở ở người bệnh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ, khuyến cáo người bệnh không tự ý dùng thuốc tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

- Để quá trình hồi phục sau điều trị diễn ra nhanh hơn, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe bản thân bằng việc lưu ý thực hiện các khuyến cáo sau:

Ngừng hút thuốc và tránh hút khói thuốc bị động;

Nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức;

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ hơn nếu việc đầy bụng khiến người bệnh khó thở;

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Xin ý kiến bác sĩ về các bài tập vận động phù hợp, hỗ trợ việc phục hồi chức năng phổi tốt hơn.

Thông tin công ty có 3/8 người bị bệnh bụi phổi tử vong:

Công ty TNHH Châu Tiến được Ban quản lý KKT Đông Nam cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Khu A, KCN Nam Cấm (thuộc xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An).

Công ty TNHH Châu Tiến do ông Hồ Viết Cầm đại diện pháp luật. Ngành nghề sản xuất, kinh doanh: sản xuất bột đá. Tổng mức đầu tư đăng ký 280 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất lên tới 40.131m2. Số lao động làm việc hiện nay là 33 người.

Theo báo cáo của UBND huyện Nghi Lộc, trong tháng 2/2023, huyện Nghi Lộc tiếp nhận 4 báo cáo của 4 xã gồm xã Nghi Hưng, Nghi Phương, Nghi Thuận và Nghi Đồng có 8 người dân, khi làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến bị bệnh bụi phổi.

Trong đó, có 3 người tử vong gồm ông Trịnh Hữu Quang (38 tuổi, xã Nghi Hưng, làm việc từ tháng 4/2017 - 8/2020), ông Trần Trọng Thi (49 tuổi, trú xã Nghi Phương, làm việc từ tháng 10/2017 - 10/2022) và anh Phạm Quang Sơn (28 tuổi, trú xã Nghi Thuận, làm việc từ năm 2019 - năm 2021).

5 người đang được điều trị tại các cơ sở y tế trong tình trạng phải rửa phổi, khó thở, thở oxy, sức khỏe suy giảm gồm: Ông Hoàng Văn Sơn (47 tuổi); Bùi Đình Bình (38 tuổi); Trần Ngọc Hoa (45 tuổi); ông Bùi Chính Diện (39 tuổi) và anh Dương Văn Chính (34 tuổi).

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top