Vụ cấp sổ đỏ dinh thự Vua Mèo: Cán bộ cố tình không nắm được luật

Theo PGS.TS Hoa Hữu Lân, công nhận di sản không đồng nghĩa với việc quốc hữu hóa di sản. Dinh thự họ Vương hay còn gọi là dinh Vua Mèo thuộc sở hữu của dòng họ Vương. Việc cấp sổ đỏ dinh thự Vua Mèo này là sai pháp luật, không loại trừ có vấn đề lợi ích nhóm, cố tình không nắm được luật để trục lợi.
cấp sổ đỏ dinh thự Vua Mèo

PGS. TS Hoa Hữu Lân

Áp dụng luật theo ý chí chủ quan

Ngày 21/7, ông Vương Duy Bảo có đơn gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị giải quyết trả lại mảnh đất gắn với tòa dinh thự hơn 100 tuổi của họ Vương. Trong đơn, ông Bảo bày tỏ bức xúc khi biết UBND tỉnh Hà Giang đã cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đồng Văn sử dụng lâu dài mảnh đất gắn liền với tòa dinh thự họ Vương từ năm 2012. Sau đó, Sở TNMT Hà Giang khẳng định việc “hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật”. Và sau đó, lãnh đạo Hà Giang lại khẳng định việc này là sai. Theo ông thì có điều gì cần bàn trong câu chuyện này?

Luật Di sản văn hóa quy định nếu di sản đó của tư nhân thì phải công nhận quyền sở hữu của tư nhân. Nhà nước chỉ có trách nhiệm hỗ trợ, trợ giúp để bảo vệ di sản. Công nhận di sản không đồng nghĩa với quốc hữu hóa. Sở TN&MT Hà Giang viện dẫn chưa đầy đủ Nghị định 181, thiếu điều khoản quy định: “Đất có di tích lịch sử, văn hóa mà di tích lịch sử, văn hóa đó thuộc sở hữu của tư nhân thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho chủ sở hữu tư nhân” (Khoản 2 điều 54).

Nếu Nhà nước đầu tư trùng tu di tích thì di tích đó có thuộc sở hữu Nhà nước?

Về việc họ Vương nhận 500 triệu đồng của nhà nước để chuyển ra ngoài sinh sống, phục vụ trùng tu di tích năm 2002,  khoản tiền này không đồng nghĩa với việc nhà nước bồi thường quốc hữu hóa đất. Nếu coi đó là bồi thường thu hồi đất thì phải có quyết định và căn cứ pháp lý.

Chỉ khi nào mới được quốc hữu hóa di tích?

Trường hợp một trong các đồng chủ sở hữu dinh thự đã hiến cho nhà nước, có giấy tờ còn lưu giữ thì nhà nước được quyền làm chủ phần đất và tài sản của người hiến, chứ không được sở hữu tất cả.

Rõ ràng việc cấp sổ đỏ dinh Vua Mèo là sai luật?

Đúng thế. Sai cả luật đất đai và luật di sản văn hóa. Do đó có đủ cơ sở để Hà Giang xem xét thu hồi sổ đỏ đã cấp cho Phòng Văn hóa Thông tin Đồng Văn, trả lại quyền sử dụng đất và sở hữu dinh thự cho gia tộc họ Vương.  Có một điều rất lạ trong thực thi pháp luật tại đây là tại sao những người thừa kế như ông Vương Duy Bảo lại không biết đất cha ông được cấp sổ đỏ.

Phải chăng đây chỉ là sơ suất của cán bộ?

Đây là sai sót của Sở TN&MT trong đánh giá di sản. Có thể học không biết, nhưng cũng có thể họ cố tình không nắm được luật, không hiểu hết luận. Vận dụng luật theo ý chí chủ quan. Còn mục đích là gì thì phải điều tra làm rõ.

Thấp cổ bé họng sẽ bị lờ đi

Qua câu chuyện này ông đánh giá thế nào về lỗ hổng trong thực thi luật ở một số nơi?

Tôi cho rằng việc kiểm soát quản lý thực thi luật phải có những điều chỉnh cho phù hợp. Người thực thi luật phải chấp hành luật trước tiên. Áp dụng luật phải công tâm, minh bạch, không hướng đến lợi ích của mình. Nếu gia đình họ Vương mà không dám nói, chỉ chấp hành, nếu là người “thấp cổ bé họng” thì thế nào người ta cũng lờ đi.

Như ông nói, phải rà soát lại, cụ thể là rà soát cái gì?

Rà soát lại chuyện “quan làm xiếc” ở tất cả các địa phương. Đừng trọng dụng những “con sâu” làm dư luận bất bình. Người thực thi luật mà không hiểu luật thì làm sao thực thi được? Chỉ có thể là họ cố tình không nắm được luật, thì phải có hình thức xử lý phù hợp. Xem có lợi ích nhóm trong này không, có vì cá nhân ai đó không?

Ông nói như thế có nặng nề quá?

Vừa rồi có chuyện tiêu cực thi cử ở Hà Giang và một số địa phương. Người vi phạm đều là những người trong ngành, hiểu rõ luật, hiểu rõ cái gì cấm làm. Nhưng họ vẫn làm. Nó thể hiện một bộ phận cán bộ địa phương thoái hóa, cát cứ, coi  mình là nhất, không ai xâm phạm được. Nếu cán bộ nói không biết luật thì rõ ràng trình độ rất yếu kém. Ngược lại thì cố tình sai.

Và trong việc này như ông nói, không thể cứ là di sản thì quốc hữu hóa?

Đúng thế, giống như làng cổ Đường Lâm. Nhà nước bảo tồn, nhưng sở hữu vẫn là của dân, không thể quốc hữu hóa được dù nó là di sản. Người dân chính là một yếu tố trong bảo tồn.

Làm rõ lợi ích nhóm

Các vấn đề về thực thi luật không đúng hình như xuất hiện nhiều hơn ở các địa phương vùng sâu vùng xa?

Thực ra cán bộ ở đâu cũng có người giỏi người kém. Nhưng có những địa phương, trình độ của nhiều cán bộ thấp, có thể do cả chủ quan và khách quan. Và không loại trừ chuyện lợi ích nhóm chi phối. Nếu họ quá hiểu luật rồi thì khả năng lợi ích nhóm chi phối là lớn.

Vì lợi ích nhóm mà có thể “biến tướng” luật?

Vì lợi ích nhóm, người ta có thể làm nhiều thứ để đạt mục đích của mình. Vì thế, công cuộc cải cách hành chính phải nâng cao hơn nữa chất lượng cán bộ. Ngoài hiểu biết, trình độ thì cán bộ phải có tâm, có đức. Nếu không, ở đâu cũng làm đúng quy trình, đúng quy định, nhưng sai vẫn cứ sai.

Trong câu chuyện này, theo ông có lợi ích nhóm?

Tôi nghĩ dư luận có quyền đặt câu hỏi như vậy. Việc làm rõ như thế nào là việc của các cơ quan chức năng. Chuyện một tài sản nổi tiếng của dòng họ bị quốc hữu hóa khiến dư luận quan tâm không đơn giản là chuyện của gia đình, mà là chuyện thực thi pháp luật như thế nào cho nghiêm. Đừng như chuyện thi cử vừa rồi. Điểm 1-2 mà thổi lên thành 9-10 để vào các trường quân đội, công an, y… thì dư luận bất bình là phải.

Hai chuyện đó có gì liên quan?

Đó là chuyện thực thi luật, bất chấp luật để sai phạm. Chuyện này đáng tiếc không hiếm, gần đây xuất hiện nhiều ở các địa phương.

Xin cảm ơn ông!

Ngày 21/7, ông Vương Duy Bảo có đơn gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị giải quyết trả lại mảnh đất gắn với tòa dinh thự hơn 100 tuổi của họ Vương. Trong đơn, ông Bảo bày tỏ bức xúc khi biết UBND tỉnh Hà Giang đã cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đồng Văn sử dụng lâu dài mảnh đất gắn liền với tòa dinh thự họ Vương từ năm 2012. Ngày 16/8, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch báo cáo tổng quan quá trình xử lý, giải quyết kiến nghị của ông Vương Duy Bảo về các vấn đề liên quan đến tòa dinh thự họ Vương. Trong đó có việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tòa dinh thự này.

Tô Hội (thực hiện)

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top