Tăng giám sát, xử lý vi phạm để bảo vệ môi trường

Theo GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, dù có hành lang pháp lý và chủ trương chính sách bảo vệ môi trường, cơ chế giám sát chưa thực sự hiệu quả đang là rào cản lớn ảnh hưởng công tác bảo vệ môi trường cụm CN, cụm làng nghề của Thủ đô.

Trước tình trạng nhiều cụm công nghiệp, làng nghề ở Hà Nội xả thải, gây ô nhiễm môi trường, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho biết, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 quy định rất rõ về việc xây dựng hạ tầng môi trường phải bao gồm hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải, các công trình và thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục và bảo đảm diện tích cây xanh.

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh.

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh.

“Tất cả doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại cụm công nghiệp (CCN), cụm làng nghề đều phải tuân thủ những quy định này. Trước khi được phép hoạt động, phải bảo đảm các điều kiện bảo vệ môi trường được quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn một số cơ sở sản xuất, CCN, cụm làng nghề không tuân thủ những quy định đó. Họ thải trộm ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng ”, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhận định.

Cũng theo GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hà Nội đang phát triển theo hướng trở thành phố thông minh, thành phố xanh - sạch - đẹp. Bởi vậy, trong những năm qua, UBND TP rất quan tâm việc bảo vệ môi trường, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường các CCN, cụm làng nghề.

Dù đã có hành lang pháp lý, chủ trương chính sách bảo vệ môi trường CCN, cụm làng nghề, cơ chế giám sát chưa thực sự hiệu quả đang là rào cản lớn khiến công tác bảo vệ môi trường CCN, cụm làng nghề của Thủ đô chưa tốt.

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh kiến nghị, cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và cả người dân. Làm thế nào để mọi người đều hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Ngoài ra, phải nâng cao hiệu quả công tác giám sát, cũng như xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường. Các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này cần hoạt động hiệu quả hơn, quyết liệt hơn.

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top