Chơi bài vui ngày Tết có vi phạm luật?

Với hành vi đánh bạc, tùy theo mức độ vi phạm, người chơi bài ăn tiền có thể chỉ bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí còn có thể phải ngồi tù.
Theo luật sư Hoàng Thị Hương Giang, Văn phòng luật sư Chính pháp – Đoàn luật sư TP. Hà Nội, đánh bài là hoạt động giải trí phổ biến trong dịp Tết. Tuy nhiên, nếu hành vi đánh bài nhằm mục đích được thua bằng tiền hoặc tài sản, hiện vật thì đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuỳ từng tính chất, mức độ hành vi, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đánh bạc theo Điều 321 Bộ luật Hình sự.
Choi bai vui ngay Tet the nao de khong pham luat?
Ảnh minh họa.
Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ, đối với các hành vi Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật. Hay đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép, cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định khoản 7 Điều này.
Còn đối với trường hợp người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào, được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng trở lên, (hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật Hình sự, hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật Hình sự) chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đánh bạc, theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Tuỳ từng tính chất mức độ, hậu quả hành vi thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Hoặc mức phạt cao nhất có thể lên tới 3 đến 7 năm tù đối với trường hợp tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên hoặc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội… theo quy định khoản 2 Điều 321 Bộ luật Hình sự.
>>> Mời độc giả xem thêm video Đâm chết chủ nợ vì không cho vay tiền cá độ bóng đá:

(Nguồn: THĐT)

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top