Vị thuốc quý từ cây hoa hòe

Cây hoa hòe thuộc họ cánh bướm. Cây cao to 5 – 6m, lé kép hình lông chim mọc so le. Hoa mọc thành bông, mùa thu hái vào tháng 7, 8, 9.

Hoa hòe là cây mọc hoang, được trồng ở khắp các vùng thuộc miền Bắc nước ta, nhiều nhất là các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình… Dưới đây xin giới thiệu một số tác dụng của cây hoa hòe.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/hoa-hoe1.jpg

Hoa hòe trị nhiều bệnh.

Y học hiện đại nghiên cứu thành phần hóa học của cây hoa hòe có khoảng 30% chất Rutin là một vitamin P, tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch. Nếu thiếu rutin tính chất chịu đựng của mao mạch bị giảm và mao mạch dễ bị đứt vỡ. Do vậy, y học hiện đại đã chiết xuất tính rutin để điều trị bệnh tim mạch và huyết áp.

Theo quan niệm của Đông y, hoa hòe có vị đắng, tính bình vào hai kinh can và đại tràng. Hoa dùng sống có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, hạ huyết áp và đau mắt, sao vàng trị xuất huyết, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết… Nếu ta sao đen có tác dụng cầm máu rất tốt. Ta dùng hoa hòe với liều dùng từ 6 – 16g.

Quả có vị đắng, tính hàn vào kinh can, tác dụng cũng giống như hoa, nhưng dễ gây sẩy thai. Liều dùng từ 6 – 12g. Quả hòe sao đen chữa trường phong hạ huyết rất tốt. Ngoài tác dụng của hoa, lá hòe cũng được sử dụng trong dân gian để tắm chữa lở ngứa rất tốt.

Đặc biệt, hoa hòe chữa trường phong hạ huyết rất hiệu quả. Hoa hòe, ô mai, sinh địa, xuyên khung, đương quy, chỉ xác, kinh giới tuệ, bạch thược, địa du… sắc uống rất hiệu quả.

Lương y Nguyễn Quang Trí

(Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Thường xuyên thức khuya.... đột quỵ dễ "ghé thăm"

Thường xuyên thức khuya.... đột quỵ dễ "ghé thăm"

Hiện nay, với cuộc sống bận rộn và áp lực công việc, việc thức khuya đã trở thành một thói quen phổ biến. Tuy nhiên, ít ai biết thói quen này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ.
back to top