Uống nhiều sữa có phải là “chìa khóa” giúp trẻ em tăng chiều cao?

Ngày nay, sữa là một thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của nhiều trẻ bởi quan điểm cho rằng: Càng uống nhiều sữa trẻ càng cao lớn, khỏe mạnh và ngược lại. Tuy nhiên, điều này có thực sự đúng đắn?

Sữa có nhiều vitamin và khoáng chất nhưng chưa đủ để giúp trẻ cải thiện tầm vóc

Số liệu công bố tại Hội thảo “Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em tại Việt Nam, Lào và Campuchia” do Tổ chức Viện trợ của Ireland phối hợp với Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức chỉ rõ: Việt Nam có khoảng 6,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó có tới gần 1,7 triệu em (chiếm 25,9%) bị suy dinh dưỡng thấp còi. Điều này có nghĩa là nếu không được can thiệp kịp thời, một thế hệ thấp còi sẽ tiếp tục xuất hiện trong tương lai.

“Trong sữa có nhiều vitamin và khoáng chất giúp trẻ cao lớn nhưng nếu nói sữa là “chìa khóa” duy nhất giúp trẻ cải thiện tầm vóc thì hoàn toàn không chính xác. Thực tế, chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: gene di truyền, chế độ dinh dưỡng, vận động… Về di truyền, bố mẹ cao thì cơ hội con sinh ra cao cũng nhiều hơn và ngược lại. Trẻ được vận động nhiều, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao” – Tiến sĩ, bác sĩ Hồ Thu Mai (Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)

Khi thông tin này được công bố, nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thấp còi của người Việt là chính là do chế độ dinh dưỡng. Trên nhiều diễn đàn dành cho phụ nữ, thông tin phải tăng cường cho trẻ uống sữa đang được lan rộng, vì hầu hết mọi người đều tin rằng sữa chính là “chìa khóa” của sự phát triển chiều cao. Nhiều ý kiến còn khẳng định sở dĩ trẻ Việt Nam sống ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ… từ bé, vẫn có thể có tầm vóc ngang bằng so với thanh niên nước sở tại là do được bổ sung sữa đầy đủ ngay từ nhỏ.

Những lầm tưởng về sữa thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao

Bàn về vấn đề này, Tiến sĩ, bác sĩ Hồ Thu Mai, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec khẳng định: Trong sữa có nhiều vitamin và khoáng chất giúp trẻ cao lớn nhưng nếu nói sữa là “chìa khóa” duy nhất giúp trẻ cải thiện tầm vóc thì hoàn toàn không chính xác. Thực tế, chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: gene di truyền, chế độ dinh dưỡng, vận động… Về di truyền, bố mẹ cao thì cơ hội con sinh ra cao cũng nhiều hơn và ngược lại. Trẻ được vận động nhiều, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao.

Tiến sĩ Hồ Thu Mai cho rằng không nhất thiết trẻ phải uống nhiều sữa mới có thể cao lớn, mà chỉ cần được nuôi dưỡng đầy đủ. Thực tế, nhiều trẻ không uống được sữa và không có sữa để uống vẫn có thể phát triển bình thường. Về bản chất, sữa chỉ là thực phẩm bổ sung chứ không phải là yếu tố quyết định. Theo Tiến sĩ Hồ Thu Mai, để tăng cường chiều cao, bữa ăn hàng ngày của trẻ phải cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất: đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

Trong đó, cần lưu ý đến các thực phẩm cung cấp nhiều canxi như: tôm, cua, cá, trứng… Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là vì ăn cua nhiều canxi nên ngày nào cũng ăn cua, mà phải đổi bữa thường xuyên, có như vậy mới đảm bảo cân bằng các nhóm chất. Bên cạnh đó, nếu chúng ta chỉ cho trẻ ăn những thực phẩm giàu canxi mà quên các thực phẩm tăng cường chuyển hóa canxi như vitamin D, K hay nhóm chất béo thì trẻ cũng khó có thể tăng trưởng chiều cao tối đa.

Cũng bởi dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển chiều cao của trẻ, thế nên, theo Tiến sĩ Hồ Thu Mai, ngay từ nhỏ, yếu tố này cần được quan tâm đúng mực. Chẳng hạn, khi trẻ còn bú mẹ, các bà mẹ cần bổ sung dinh dưỡng thế nào qua chế độ ăn uống để sữa có nhiều dưỡng chất nhất cho con.

Khi trẻ ăn dặm, mỗi bữa ăn cần kết hợp dinh dưỡng thế nào. Ở độ tuổi lớn hơn, trẻ cần bổ sung thêm những chất gì, hàm lượng ra sao, cần tăng cường những thực phẩm nào… Và ở độ tuổi nào, sữa cũng luôn là thực phẩm bổ sung giàu giá trị, nhưng không phải là cách duy nhất để trẻ có thể phát triển chiều cao một cách tối đa như nhiều người lầm tưởng.

Theo ANTĐ

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top