Trẻ nghịch bộ phận sinh dục

Nhiều trẻ có thói quen nghịch bộ phận sinh dục. Đây có thể không ảnh hưởng gì nhiều đến tình trạng sức khỏe, nhưng cha mẹ cần quan sát kỹ nếu thói quen này thường xuyên và có những triệu chứng đi kèm thì nên đưa trẻ tới bác sĩ thăm khám.

Trẻ nghịch bộ phận sinh dục.

Hỏi: Con trai tôi sinh năm 2014, thông minh, nhanh nhẹ. Năm cháu tròn 2 tuổi, tôi thấy cháu có biểu hiện lạ, khi liên tục cọ xát bộ phận sinh dục vào một vật cứng. Lúc đó tôi  thấy lạ nhưng cũng cho qua vì nghĩ có thể do cháu vô tình hoặc do tò mò khám phá bản thân.

Nhưng khi cháu lớn hơn một chút và có ý thức hơn thì hành vi này lặp lại với mật độ dày hơn. Có khi vài ngày 1 lần hoặc 1 tuần 1 lần. Khi cháu lên 3 tuổi thì biết sợ người lớn phát hiện nên lén lút day. Gần đây, cháu bắt đầu chuyển sang dùng tay nghịch bộ phận sinh dục, thậm chí cọ sát tay liên tục, có khi thở hổn hển.

Tôi nhìn thấy và kiểm tra đầu bộ phận sinh dục thấy chất nhờn kiểu do hưng phấn. Hiện tại, tôi rất lo lắng cho tình trạng của cháu. Không rõ cháu bị như vậy có phải do bất thường tâm lý hay cơ thể có bị ảnh hưởng đến phát triển không?

Vũ Văn Đình (TPHCM).

ThS.BS Hà Ngọc Mạnh, Khoa Nam học, Bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm muộn Việt Bỉ:  Các vấn đề chị nêu ra có thể cháu có một trong hai tình trạng trên.

Khả năng thứ nhất có thể do cháu bị ngứa vùng đầu dương vật. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do vệ sinh kém hoặc hẹp bao quy đầu. Khả năng hai là cháu có biểu hiện chớm thủ dâm.

Do trẻ tự nghịch hoặc phụ huynh hay vệ sinh vùng đó cho trẻ quá nên trẻ hay chú ý tới. Hoặc có những trẻ khi nhỏ được xi tè nhiều, sờ vào bộ phận sinh dục. Nếu có tình trạng thở hổn hển như người lớn thì khả năng thứ hai rất cao.

Lúc này, bố mẹ cần quan tâm, can thiệp tâm lý cho trẻ bằng các cách trong gia đình trước. Như có thể phân tích để trẻ hiểu, nếu cần có thể dọa nạt nhẹ nhàng để trẻ nhớ. Tránh cho trẻ tự chơi một mình, chỗ kín một thời gian…

HL (ghi)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top