Trầu không - kháng sinh mạnh với các loại vi khuẩn

(khoahocdoisong.vn) - Trầu không là cây quá quen thuộc với người Việt, thường dùng lấy lá ăn trầu, biết sử dụng còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Trầu có tên khoa học là Piper betle L., thuộc họ hồ tiêu, bộ phận dùng làm thuốc là thân, lá. Lá chứa 0,8 - 1,8% tinh dầu thơm, có vị nồng, gồm chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Chúng có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli.

Trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ôn trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hoá đàm, chống ngứa. Trầu không được xem như là thuốc làm săn da, làm chất kích thích, làm chất lợi nước bọt, có tác dụng dự phòng chống bệnh lỵ và sốt rét, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, nhức đầu khó thở.

Một số bệnh viện nấu trầu không thành cao chữa bệnh viêm chân răng. Nhân dân thường dùng nấu nước rửa vết thương, chữa chứng hàn thấp nhức mỏi, đau dạ dày, vết loét, đắp ngoài da để chữa viêm mạch bạch huyết, trị chốc lở. Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta vẫn dùng lá trầu không chữa bỏng (giã nhỏ, vắt lấy nước bôi vào chỗ bỏng). Liều dùng 8 - 16g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã đắp không kể liều lượng.

Lương y Phan Thị Thạnh (Hội Đông y Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top