Lá trầu không giúp co búi trĩ

(khoahocdoisong.vn) - Lá trầu không giúp co búi trĩ bằng cách xông hơi, sau đó, lấy lá trầu không cọ rửa nhẹ nhàng.

Theo y học cổ truyền, trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, vào các kinh: phế, tỳ, vị có tác dụng trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng.

Trong Đông y, trầu không được dùng chữa hàn thấp nhức mỏi, đau bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, mẩn ngứa, mề đay, viêm họng, viêm tai...Bộ phận dùng làm thuốc thường là lá trầu không, ngoài ra, rễ trầu không cũng có thể sử dụng trong một số bài thuốc.

Đối với bệnh trĩ, có thể sử dụng bài thuốc theo hướng dẫn sau: 20 lá trầu không bản to, một ít muối. Rửa sạch lá trầu không. Đun sôi nồi nước rồi cho lá trầu không vào. Cho muối ăn vào, bắc ra. Lấy nước trầu không để xông hơi búi trĩ. Khi nước bắt đầu nguội dần nhưng còn ấm, hãy dùng nước này ngâm hậu môn và dùng lá trầu không cọ rửa nhẹ nhàng để tăng tính diệt khuẩn. Nếu kiên trì thực hiện hàng ngày, các búi trĩ sẽ dần teo lại.

Ngoài ra, có thể dùng bài thuốc: 7 lá trầu không, 7 hạt gấc, 7 quả bồ kết,1 quả cau. Rửa sạch các nguyên liệu trên, cho vào cối giã nhuyễn. Cho tất các nguyên liệu vào nồi và đun sôi. Sau đó lấy nồi nước này xông hơi như bình thường. Sau khi xông thì rồi lau khô vùng hậu môn, giã lá trầu không đắp lên khoảng 15 phút.

                                                                                    Lương y Nguyễn Đức, (Hội Đông y TP Hà Nội)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top