Uống nước dừa ngâm lá trầu không khỏi gút?

(khoahocdoisong.vn) - Bạn Nguyễn Văn Quảng (Bắc Giang) và nhiều bạn đọc khác đề nghị KH&ĐS giải đáp về thông tin lan truyền trên mạng uống nước dừa ngâm lá trầu không sau 7 ngày khỏi gút.

Theo đó anh Võ Đình Minh ở Quảng Trị, bị bệnh gút hành hạ đã 5 năm, uống nhiều loại thuốc và kiêng khem rất khổ cực nhưng không đỡ. Tình cờ anh được chia sẻ bài thuốc như sau: Dùng 1 quả dừa xiêm cắt vạt nắp, giữ nguyên nước dừa. Lấy 100g lá trầu không, rửa sạch ráo nước, thái thật nhỏ, bỏ vào ngâm trong quả dừa xiêm, nếu nước dừa nhiều có thể chắt bớt để khỏi tràn ra ngoài, đậy nắp gáo dừa lại. Ngâm từ 30 – 40 phút, sau đó bỏ bã và chắt hỗn hợp nước trong quả dừa ra uống cạn. Nước dừa ngâm lá trầu không thơm, dễ uống.

Sáng thức dậy không ăn sáng ngay mà hãy chờ cho nước dừa và tinh trầu được hấp thụ vào cơ thể, sau khi đi tiểu mới ăn sáng. Anh cho biết đã thử uống liên tục 7 ngày. Thật bất ngờ là anh không thấy bị đau lại nữa và cũng không cần phải ăn uống kiêng cữ như trước.

Anh đã chia sẻ bài thuốc này trên Facebook và rất nhanh chóng bài thuốc này đã thu hút hơn 100 nghìn lượt chia sẻ và nhận được những phản hồi tích cực rằng họ đã thử áp dụng. Tất cả đều công nhận sau 1 tuần uống bài thuốc đơn giản này, cơn đau đã giảm tới 90%.

Theo kinh nghiệm của anh Minh thì sau 6 tháng nên uống lại một lần để cơ thể có thể tiếp tục đào thải lượng axit uric tích tụ lâu ngày.

Theo lương y Hoàng Duy Tân, nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai, toa thuốc này chỉ gồm có 2 vị là lá trầu không và nước dừa xiêm. Trong lá trầu có chứa 2,4% tinh dầu bao gồm các nhóm hoạt chất như eugenol, chavicol, chavibetol, estragol… có tác dụng như chất chống viêm khớp, phục hồi các hư tổn ở khớp, ngoài ra nó còn có tác dụng giảm đau thần kinh. Đặc biệt, lá trầu có khả năng cải thiện các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, giúp hấp thu khoáng chất, vitamin tốt hơn. Đồng thời cũng giúp đào thải các chất cặn bã độc hại dễ dàng hơn. Như vậy lá trầu không được coi là vị thuốc chủ lực trong toa này.

Nước dừa là một chất điện phân tự nhiên vừa giúp giải khát vừa giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, lượng kali có trong nước dừa gấp 2 lần lượng kali có trong chuối, vì vậy, nước dừa xiêm có tác dụng thải độc tố, nhất là axit uric ra khỏi cơ thể. Axit uric là nguyên tố gây nên bệnh gút, vì vậy khi axit uric bị đào thải thì các khớp sẽ hết sưng, hết đau.

Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Các chất dinh dưỡng chính trong nước dừa bao gồm: axit lauric, chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và photpho giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.

Axit lauric có trong nước dừa hỗ trợ đắc lực cho tim mạch, mạch máu luôn hoạt động tốt. Khi mạch máu lưu chuyển thì axit uric không có cơ hội để dừng lại ở các khớp gây ra bệnh gút.

Vì vậy, sự kết hợp lá trầu không và nước dừa xiêm rất hợp lý trong việc ngăn ngừa axit uric kết đọng lại gây ra bệnh gút.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top