Làm phân bón từ lá trầu không

Phân bón này giúp cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng, bộ rễ phát triển tốt, lá xanh. Phòng trừ được các loại sâu như sâu bẹ bùa, sâu cuốn lá và nâng cao độ phì nhiêu cho đất.

Hỏi: Xin hỏi cách ủ lá trầu không làm phân bón, tác dụng của nó?

Lê Xuân Thắng (Lào Cai)

Ông Bùi Văn Cường, thôn Tháng Tám, xã Đỉnh Sơn (Anh Sơn, Nghệ An), tác giả sáng chế phân bón từ lá trầu không: Phân bón được chiết xuất từ lá và thân cây trầu có đầy đủ các hàm lượng như các loại phân bón lá như: đạm, lân, kali và các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg…

Cách làm là dùng lá trầu không thái nhỏ, hoặc giã nát đem ngâm với nước sạch trong khoảng thời gian 1 tuần đến 10 ngày. Với tỷ lệ 1kg lá trầu không pha với 10 lít nước. Sau khi ngâm xong, nước lá trầu không sẽ có màu nâu đen, sau đó sẽ tiếp tục pha với 200 lít nước để phun trên cây.

Phân bón này giúp cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng, bộ rễ phát triển tốt, lá xanh. Phòng trừ được các loại sâu như sâu bẹ bùa, sâu cuốn lá và nâng cao độ phì nhiêu cho đất. Đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường.

PV (ghi)

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
Cận cảnh em bé chào đời với 3 vòng hoa quấn cổ: Cẩn thận biến chứng

Em bé chào đời với 3 vòng dây rốn quấn cổ

Vòng hoa quấn cổ là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hay nhiều vòng. Phần lớn trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến mắc bệnh và tử vong chu sinh nhưng cần theo dõi để tránh biến chứng.
back to top