Tía tô chữa mẩn ngứa do ăn hải sản

(khoahocdoisong.vn) - Ở nước ta tía tô được trồng trong các vườn gia đình làm rau gia vị và làm thuốc. Lá tía tô được sử dụng nhiều làm thuốc giúp tiêu hoá, giải cảm.

Các bộ phân của cây tía tô gồm: Lá (tô diệp) vị cay tính ấm tác dụng giải cảm lạnh, điều hoà chức năng tiêu hoá, an thai, giải độc tôm cua. Cành (tô ngạnh) vị cay ấm tỳ phế, tác dụng lý khí, an thai, làm mạnh dạ dày, chống nôn mửa. Hạt (tô tử) vị cay ấm, tác dụng giáng khí, bình suyễn, trừ đờm, nhuận tràng; dùng trong các trường hợp cổ họng bị nghẽn tắc, khó thở, ho suyễn, ngực đầy tức. Tử tô bao là nụ tía tô, có dược tính tương đối bình hoà, thường dùng chữa phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh đẻ, cơ thể suy nhược mà bị cảm lạnh.

Theo dân gian, lá tía tô là vị thuốc quý chữa dị ứng, nổi mẩn ngứa, đau khớp do ăn cua cá, hải sản, bằng cách hái một nắm 50 - 80g hoặc hơn ăn sống hoặc xay nước uống ngày vài lần. Để trị lên đậu lấy bạch chỉ 2g, cát căn 2g, cát cánh 1,6g, chích thảo 1,2g, gừng tươi 3 lát, khương hoạt 1,6g, kinh giới 1,6g, liên kiều 2,8g, mộc thông 2,4g, ngưu bàng 2,8g, phòng phong 1,6g, sơn tra 3,2g, thăng ma 2g, thuyền thoái 1,6g, tiền hồ 2g, tô diệp 2g, tứ thảo 2,4g, xuyên khung sắc uống.

Lương y Nguyễn Văn Sáu (Trung tâm Y tế Bà Rịa)

Theo Đời sống
Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Dị vật đường ăn rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn, nuốt đau, nuốt khó, không ăn uống được cho bệnh nhi, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng tạo ổ mủ trong thực quản nếu dị vật bị sót lại.
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top