Thực phẩm giúp hồi phục nhanh sau sốt xuất huyết

Khi mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân bị sốt cao và kéo dài gây mất nước, rối loạn điện giải, thiếu máu, giảm tiểu cầu khiến cơ thể rơi vào tình trạng chán ăn, mệt mỏi.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/thuc-pham-giup-hoi-phuc-nhanh-sau-sot-xuat-huyet1.jpg

Do đó, cần bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu sắt mà đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bù đủ nước và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng giúp nhanh chóng hồi phục.

Cháo thịt bò: Thịt bò là nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú, giúp cải thiện lượng Hemoglobin cho cơ thể. Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chứa mỡ. Trong 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1mg sắt tương đương 21% lượng sắt cần thiết. Nguyên liệu: Gạo nếp 100g, thịt bò 300g, cà rốt 100g, hành lá, dầu ăn, muối, mắm.

Cách chế biến: Gạo nếp vo sạch ngâm nước nóng 20 – 30 phút. Thịt bò băm nhỏ ướp muối và dầu ăn. Cà rốt gọt vỏ rửa sạch thái hạt lựu, hành lá thái nhỏ. Cho gạo vào nồi đổ ngập nước ninh nhừ, phi hành khô cho thịt bò vào xào xăn lại. Khi gạo đã nhừ cho hỗn hợp thịt bò và cà rốt vào ninh thêm 10 – 15 phút. Sau đó cho muối, mắm, dầu ăn vừa đủ. Tắt bếp cho hành lá.

Nước cam: Cam có đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu và vitamin. Cam chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa có thể giúp tiêu hóa, làm tăng lượng nước tiểu và tăng cường kháng thể giúp phục hồi nhanh. Mỗi ngày nên bổ sung 1 – 2 ly nước ép cam (150 – 200ml), không nên uống nước cam sau 18h.

Đu đủ: Được coi là một loại thuốc, các chuyên gia và bác sĩ cho rằng lá đu đủ là thức ăn tốt nhất cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Các nghiên cứu khác kết luận rằng, đu đủ giúp cơ thể sản sinh tiểu cầu nhanh hơn ở bệnh nhân sốt xuất huyết.

Cách chế biến: Nghiền nát 2 lá đu đủ tươi và ép để chiết xuất lấy nước. Bệnh nhân sốt xuất huyết nên dùng 2 muỗng canh nước ép này mỗi ngày, vào buổi sáng hoặc tối.

BSCK I Nguyễn Anh Dũng

(Trưởng Khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Hà Nội)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top