Thói quen "ăn sáng giờ trưa" khiến bạn có thể mắc nhiều bệnh

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, nhiều người trẻ có xu hướng “gộp bữa sáng và bữa trưa thành một” , theo các chuyên gia thói quen này kéo dài sẽ rất gây hại cho sức khỏe.

Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày. Bữa ăn này diễn ra nhanh gọn với các món không cần chế biến cầu kỳ theo thói quen và sở thích của mỗi gia đình nhưng cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Bữa sáng giúp cơ thể nạp năng lượng sau một đêm dài, tăng thêm chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng mức độ tập trung, tăng cường trí nhớ. Ăn sáng đúng cách ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý.

Nhiều bạn trẻ hiện nay bỏ bữa sáng, "ăn gộp vào bữa trưa" để tiết kiệm, giảm cân, giữ dáng nhưng thực chất thói quen này hại nhiều hơn lợi.

Nếu bạn bỏ hoặc ăn bữa sáng quá muộn có thể ảnh hưởng tới hoạt động của cơ thể do không được đáp ứng lượng protein, vitamin, khoáng chất. Về lâu dài, thói quen này có thể gây ảnh hưởng tới năng suất làm việc, suy giảm khả năng miễn dịch do cơ thể lấy năng lượng dự trữ từ gan khiến gan hoạt động quá sức, có thể gây viêm loét dạ dày do dịch vị dạ dày tiết ra không có thức ăn tiêu hóa.

Thói quen "ăn sáng giờ trưa" khiến bạn có thể mắc nhiều bệnh. Ảnh minh họa

Thói quen "ăn sáng giờ trưa" khiến bạn có thể mắc nhiều bệnh. Ảnh minh họa

Không ăn sáng, bạn có xu hướng ăn nhiều vào bữa trưa và tối để lấy năng lượng, dẫn tới thừa năng lượng gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo nên chia nhỏ bữa ăn thay vì gộp còn 2 bữa trong ngày, khối lượng thức ăn quá nhiều.

Lưu ý, thời gian ăn sáng quá muộn gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Dịch tễ học quốc tế phân tích dữ liệu của 100.000 người tại Pháp, trong đó hơn 80% là phụ nữ, trung bình là 43 tuổi.

Các tác giả nghiên cứu thói quen ăn uống, số lượng bữa ăn và thời gian ăn trong 2 năm của nhóm người trên. Trong 7 năm, ghi nhận 1.000 người mắc đái tháo đường type 2. Người ăn sáng sau 9h có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cao lên 59%. Vì vậy, việc dậy sớm ăn sáng trước 8h sẽ giúp bạn tránh nguy cơ mắc bệnh.

Những người cần ăn sáng đúng giờ gồm trẻ nhỏ, người già, bệnh nhân tim mạch, tiểu đường, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…

Đặc biệt, người bệnh tiểu đường cần duy trì mức đường huyết ổn định. Nhịn ăn sáng hoặc ăn quá muộn có thể gây ra biến động đường huyết, nguy hiểm cho sức khỏe.

Nhóm người tuyệt đối không nên nhịn ăn sáng

Đối với người già: Nhịn ăn sáng có thể dẫn đến thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết. Cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng hơn, ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày và chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, người già thường dễ bị hạ đường huyết. Nhịn ăn sáng có thể làm giảm mức đường huyết, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi và thậm chí ngất xỉu.

Đối với người bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường cần duy trì mức đường huyết ổn định. Nhịn ăn sáng có thể gây ra biến động đường huyết, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Đối với người bệnh tim mạch: Bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch, do sự thay đổi đột ngột trong mức đường huyết và huyết áp.

Đối với người có vấn đề về tiêu hóa, như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,… có thể thấy tình trạng trở nên nặng hơn khi nhịn ăn sáng, do sự gia tăng axit dạ dày.

Đối với người suy giảm sức khỏe (hệ miễn dịch yếu, người suy nhược, mệt mỏi,…): Người suy giảm sức khỏe cần năng lượng và dinh dưỡng từ bữa sáng để duy trì sức khỏe và hỗ trợ quá trình hồi phục. Nhịn ăn sáng có thể làm có thể suy giảm hệ miễn dịch, khiến họ dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật hơn; tình trạng mệt mỏi, suy nhược có thể trở nên trầm trọng hơn và làm giảm khả năng tham gia vào các hoạt động hằng ngày.

Do đó, đối với những nhóm người này, bữa sáng rất quan trọng để cung cấp năng lượng, duy trì mức đường huyết ổn định và đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Nếu có ý định thay đổi chế độ ăn uống nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của mình.

Theo Đời sống
Bỏ túi mẹo bảo quản cơm thừa không ôi thiu

Bỏ túi mẹo bảo quản cơm thừa không ôi thiu

Nên nấu cơm vừa đủ ăn bởi không chỉ riêng cơm mà bất cứ thực phẩm nào nếu để lâu ngoài môi trường và hâm đi hâm lại nhiều lần đều sẽ bị biến chất, hao hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe.
back to top