Thiếu canxi gây bệnh gì?

Thiếu canxi lâu dài không chỉ ảnh hưởng tới xương khớp, thần kinh mà còn có thể dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng như tăng huyết áp, ung thư ruột...

Các bác sĩ bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết, thiếu canxi trong khẩu phần, hấp thu canxi kém và mất quá nhiều canxi dẫn đến tình trạng rối loạn khoáng hoá tại xương.

Thiếu canxi mạn tính (do hấp thu canxi kém ở ruột non, do khẩu phần ăn không đủ canxi…) là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến giảm mật độ xương, gây bệnh loãng xương ở người lớn và còi xương ở trẻ em.

Ảnh hưởng của của thiếu canxi sẽ dẫn đến những nguy cơ: Thiếu xương (mật độ khoáng của xương thấp hơn bình thường); Loãng xương (mật độ xương rất thấp); Tăng nguy cơ gãy xương.

Biểu hiện khi cơ thể thiếu canxi

Biểu hiện khi cơ thể thiếu canxi

Canxi tham gia trực tiếp cấu thành hệ xương và răng ở trẻ. Vì vậy, nếu không được cung cấp đầy đủ canxi, trẻ sẽ bị chậm lớn, suy dinh dưỡng, xương nhỏ và yếu dễ dẫn đến bệnh còi xương, chất lượng răng kém, dễ sâu răng và răng mọc không đều.

Canxi cũng rất quan trọng với hệ thần kinh của trẻ em. Ở những trẻ bị thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, hay giật mình và dễ nổi cáu.

Ở người lớn, ngoài nguy cơ loãng xương, thiếu canxi kéo dài cơ tim sẽ co bóp yếu, khi làm việc dễ mệt và hay vã mồ hôi. Ở người già, thiếu canxi dễ bị suy nhược thần kinh, tinh thần không ổn định, đau đầu, suy giảm trí nhớ…

Canxi trong máu giảm thì cơ thể phải huy động canxi từ xương vào máu để tham gia các quá trình chuyển hóa, gây triệu chứng đau nhức các xương đặc biệt các xương dài ở trẻ đang tuổi phát triển, ngoài ra có thể gây tình trạng mất ngủ, tính tình nóng nảy. Thiếu canxi lâu dài cũng có thể dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng như tăng huyết áp, ung thư ruột...

Một số biểu hiện thiếu canxi cần bổ sung:

- Thường xuyên bị chuột rút

- Răng vàng hơn

- Hay bị chóng mặt, tê nhức hoặc đau xương

- Gặp các vấn đề về đại tràng

- Móng tay yếu và dễ gãy

- Mất xương

- Loãng xương

- Có nguy cơ bị co giật hoặc co thắt cơ, mất ngủ…

Theo Đời sống
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top