Tăng huyết áp khiến máu mũi chảy liên tục 1 tuần, phải mổ cấp cứu

1 tuần liên tục bị chảy máu mũi, nữ bệnh nhân nhập viện phẫu thuật cấp cứu cầm máu. Nguyên nhân là do bệnh nhân bị tăng huyết áp nhưng không điều trị thường xuyên. Chảy máu do tăng huyết áp rất nguy hiểm cần biết cách đề phòng.

Nữ bệnh nhân 48 tuổi đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cấp cứu trong tình trạng chảy máu mũi trái liên tục, chảy thành dòng, máu đỏ tươi.

Bệnh nhân cho biết từ 1 tuần trước, bệnh nhân ở nhà thường xuyên bị chảy máu mũi bên trái, chảy máu tự nhiên, tầm 15-20p thì tự cầm kèm theo bệnh nhân có ngạt mũi chảy mũi, đau nhức vùng trán, đã điều trị nội khoa tại bệnh viện gần nhà kết hợp thuốc nam nhưng không đỡ.

Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp điều trị không thường xuyên.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân các bác sĩ đã thực hiện nội soi tai mũi họng phát hiện điểm chảy máu ở khe mũi giữa, gần chân bám cuốn giữa - mũi trái và nhanh chóng chuyển bệnh nhân phẫu thuật nội soi cấp cứu cầm máu.

Các bác sĩ sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi đốt cầm máu bằng đông điện và bipolar, sau phẫu thuật bệnh nhân được cầm máu tốt và được chuyển khoa liên chuyên khoa điều trị.

Bác sĩ trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết: Bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi đông điện được cầm máu tốt tuy nhiên nguy cơ dính cuốn mũi , tái phát chảy máu nếu không kiểm soát huyết áp sau mổ hoặc tái phát chảy ở vị trí khác.

Chính vì vậy bệnh nhân cần điều trị huyết áp thường xuyên theo khuyến cáo của bác sĩ sau phẫu thuật và tuân thủ phác đồ điều trị.

Bác sĩ cảnh báo đến người dân khi có biểu hiện chảy máu mũi thường xuyên trong thời gian dài cần đến bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Giải thích tăng huyết áp gây chảy máu mũi, các chuyên gia tim mạch cảnh báo, khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể dẫn đến nứt vỡ thành mạch, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não, suy tim, bóc tách thành động mạch chủ, xuất huyết đáy mắt gây mù vĩnh viễn…

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top