Xử lý chảy máu mũi đúng để tránh nguy hiểm

Chảy máu mũi là một cấp cứu của tai mũi họng. Đứng trước bệnh nhân chảy máu mũi, cần cầm máu trước tìm nguyên nhân sau.

Chảy máu mũi không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh do nhiều nguyên nhân: tại chỗ hoặc toàn thân. Trước bệnh nhân bị chảy máu mũi, cần xác định loại, mức độ chảy máu để xử lý đúng và kịp thời. Việc tìm và điều trị nguyên nhân sẽ được tiến hành sau.

1. Chảy máu điểm mạch Kisselbach: Thường mức độ nhẹ, đây là vùng nhiều mạch máu, ở nông. Các nguyên nhân tại chỗ: các chấn thương nhẹ, ngoáy mũi, cậy nhử mũi,.. Hoặc các nguyên nhân toàn thân: các bệnh nhiễm khuẩn lây như cúm, thương hàn, các bệnh tim mạch, tăng HA.

2. Chảy máu mũi ở mạch: Thường mức độ nặng, do các động mạch nuôi dưỡng hốc mũi nhiều (động mạch sàng, ĐM bướm – khẩu cái). Nguyên nhân: chấn thương, tăng HA, suy gan, xơ vữa động mạch.

3. Chảy máu lan tỏa: Máu chảy rỉ rả khắp niêm mạc mũi, không thấy điểm chảy nhất định.Thường gặp trong các bệnh: ban xuất huyết( purpura), bệnh ưa chảy máu, bệnh bạch cầu cấp,..

chay-mau-mui.jpg
Xử lý chảy máu mũi đúng để tránh nguy hiểm

Chảy máu mũi là một cấp cứu của tai mũi họng. Đứng trước bệnh nhân chảy máu mũi, cần cầm máu trước tìm nguyên nhân sau:

1. Cầm máu tại chỗ: chảy máu nhẹ, chảy máu cam: dùng ngón tay bóp nhẹ cánh mũi, bắc tẩm dung dịch antipirin 20% đặt tiền đình hay hốc mũi, đốt điện.

2. Chảy máu nhiều: nhét mech mũi trước, mũi sau hoặc thắt động mạch.

3. Thắt động mạch: khi các biện pháp trên thất bại.

Điều trị nội khoa và tìm nguyên nhân: Điều trị bằng thuốc cầm máu: transamin, vitamin K, truyền khối tiểu cầu, truyền máu, hồi sức toàn thân.

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top