Ảnh minh họa |
Cây mật gấu hay cây lá đắng còn có tên khoa học là Vernonia amygdalina Del. Cây mật gấu có vị rất đắng khó chịu tuy nhiên lợi ích sức khỏe mà cây mật gấu đem lại thật sự ấn tượng.
Loài thảo dược này được tìm thấy nhiều ở các vùng núi phía Bắc. Đây là một loài cây bụi, bộ phận thường được dùng là thân rễ và lá.
Tác dụng tuyệt vời của cây mật gấu
Bệnh đau mắt đỏ và viêm gan vàng da: đây cũng là hai bệnh có thể điều trị bởi phần lá và quả của cây mật gấu.
Bảo vệ gan: Trong cây mật gấu có chứa rất nhiều hoạt chất tốt như exercise in A, ursolic acid, beta sitosterol, glucoside,.. có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các tế bào xấu trong cơ thể.
Điều trị bệnh đường ruột: Các bệnh kiết lỵ, tiêu chảy có thể giảm thiểu, bởi công dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm của rễ và thân cây mật gấu.
Nguồn chất chống oxy hóa dồi dào: giúp giảm cholesterol xấu.
Ức chế, ngăn ngừa sự phát triển, tăng sinh các tế bào ung thư. Đồng thời ngăn chặn hoạt động tràn lan của các tế bào ung thư dạ dày, ung thư vú.
Với hệ tim mạch, tác dụng của cây mật gấu giúp cơ thể chống lại các bệnh tim mạch bởi nguồn axit béo linoleic.
Lượng kali có trong lá mật gấu có tác dụng loại bỏ muối và nước dư thừa trong cơ thể, giúp hạ huyết áp nhanh hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng cây mật gấu
Trong cây mật gấu có chứa thành phần kháng sinh, vì thế không nên tự ý sử dụng, hay sử dụng quá thường xuyên kéo dài. Chỉ nên sử dụng các loại thuốc từ cây mật gấu tối đa hai tuần rồi nghỉ. Tối thiểu hai đến bốn tuần sau mới đó mới nên tiếp tục sử dụng.
Có thể sắc nước từ rễ cây, thân cây và lá cây mật gấu để uống. Nước này sẽ có tác dụng thanh nhiệt thải độc, đặc biệt có thể dùng để giải nhiệt nhanh chóng nhất.
Do thành phần giúp hạ huyết áp, chính vì vậy những người có huyết áp thấp không nên sử dụng, tránh cho huyết áp xuống quá thấp.
Những người đang có thai hay mong muốn mang thai nên tránh sử dụng loại cây này, bởi nếu dùng quá liều có thể dẫn đến hại thai.