Sáp nhập trường đại học địa phương vào đại học trọng điểm quốc gia là động thái nguy hiểm

(khoahocdoisong.vn) - Theo Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, việc sáp nhập trường đại học của địa phương vào một số đại học trọng điểm quốc gia là một động thái nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống giáo dục đại học.

Nguy cơ tiêu vong trường đại địa phương

Mới đây, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có văn bản kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan tới việc sáp nhập trường đại học địa phương vào một số đại học trọng điểm quốc gia.

Ngày 14/7/2020, UBND tỉnh Thái Bình có tờ trình gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về việc xin chủ trương chuyển Trường Đại học Thái Bình trở thành Trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngày 14/7/2020, UBND tỉnh Thái Bình có tờ trình gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về việc xin chủ trương chuyển Trường Đại học Thái Bình trở thành Trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trao đổi với KH&ĐS về vấn đề này, TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, việc sáp nhập các trường đại học địa phương vào các đại học trọng điểm quốc gia về hình thức vốn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần nâng cao đẳng cấp và năng lực tài chính cho các trường này (vốn hiện đang gặp khó khăn về nguồn lực huy động) nhưng trên thực tế điều kỳ vọng đó sẽ không đạt được, thậm chí còn làm cho các trường địa phương dễ có nguy cơ bị tiêu vong hơn .

Lý do thứ nhất là vì, việc đưa trường đại học địa phương trở thành một trường thành viên của đại học trọng điểm quốc gia là một sự hợp nhất khiên cưỡng do hai loại trường này có sứ mệnh khác nhau, chuẩn mực kiểm định khác nhau, cơ cấu trình độ nhân lực khác nhau; nói khác đi, có đẳng cấp khác nhau.

Do đó, khi trở thành trường thành viên của đại học trọng điểm quốc gia, trường đại học địa phương buộc phải xem xét lại  nhiệm vụ của mình, kiện toàn lại trình độ đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, đổi mới trang thiết bị và cơ sở vật chất, thay đổi lại ngành nghề và chương trình đào tạo, trong khi trường đại học địa phương còn chưa phù hợp trước những thay đổi như vậy. Hiện nay, trên thế giới không hề có kiểu gán ghép trường như vậy .

Thứ hai, trong một đại học đa lĩnh vực trọng điểm quốc gia, các trường thành viên đều là những trường chuyên ngành, trong khi trường đại học địa phương vốn là trường đa lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực đa dạng chủ yếu phục vụ nhu cầu địa phương.

Thứ ba, khi trường đại học địa phương trở thành thành viên của đại học trọng điểm quốc gia thì sứ mệnh phục vụ nhu cầu đa dạng về nguồn nhân lực trình độ cao cho chiến lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và để giúp cho người dân của địa phương được thêm cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học sẽ không còn nữa. Đây là một thiệt thòi lớn cho chính địa phương.

“Theo Hiệp hội chúng tôi đây là một động thái rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống giáo dục đại học đất nước. Nhiều trường địa phương cũng rất bức xúc vì vấn đề này, nhưng có những lý do khiến họ ngại không dám lên tiếng”, TS Lê Viết Khuyến nói.

Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm duy trì và hỗ trợ cho các trường địa phương

Theo TS Lê Viết Khuyến, kinh nghiệm thế giới cũng như thực tiễn Việt Nam nhiều năm qua cho thấy một nền giáo dục đại học tốt cần có sự phân tầng. Phân tầng ở đây chỉ có nghĩa là chấp nhận sự đa dạng về sứ mệnh của các trường đại học. Trên thế giới phân tầng giáo dục đại học chủ yếu nhằm 2 mục đích: Thứ nhất, thực hiện sự phân cấp quản lý hợp lý đối với hệ thống giáo dục đại học nhằm khắc phục những hạn chế của một hệ thống giáo dục tập trung cồng kềnh vốn là sản phẩm của thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp.

Thứ hai, mở ra sự công bằng hơn trong giáo dục đại học, tạo thuận lợi cho các vùng miền có mức độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, nhất là ở những địa phương kinh tế - xã hội còn chậm phát triển, sớm đạt được sự phát triển đồng đều nhờ có nguồn nhân lực trình độ cao bám sát nhu cầu đặc thù của chính địa phương đó, do người dân của địa phương đó có thêm cơ hội thuận lợi được tiếp cận với giáo dục đại học.

Đảng và Nhà nước từ trước đến nay luôn coi trọng hệ thống giáo dục địa phương và xem đây là một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống giáo dục quốc gia, cũng giống như vai trò của "3 thứ quân" trong chiến lược chiến tranh nhân dân của Đảng ta.

Trường đại học địa phương là trường đại học của địa phương, được thành lập để phục vụ cho nhu cầu đào tạo nhân lực và dân trí của cộng đồng địa phương, do đó phải được cộng đồng người dân địa phương nuôi dưỡng và dần dần nâng cao chất lượng đào tạo bằng khoản trích ra từ tiền thuế do chính họ đóng góp cho chính quyền địa phương, ông Khuyến nói.

Theo ông Khuyến, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm duy trì và hỗ trợ cho các trường địa phương để thực hiện đúng sứ mệnh đặt ra khi thành lập. Trong trường hợp địa phương gặp khó khăn về ngân sách đầu tư, lãnh đạo địa phương có thể cân nhắc giảm quy mô hoạt động của trường, cũng có thể vận dụng các giải pháp về xã hội hóa giáo dục để tìm kiếm thêm các nguồn lực mới cho phát triển nhà trường, như khuyến khích nhà trường năng động, tự chủ từng phần, đa dạng hóa loại hình đào tạo, liên kết với các trường cao đẳng, đại học khác để tạo thêm sức mạnh cho mình...; tuyệt đối không nên chọn giải pháp giải thể hoặc chuyển loại hình,sứ mạng của trường.

Việc hỗ trợ nâng cao năng lực học thuật của trường địa phương không nhất thiết phải dùng hình thức sáp nhập vào trường trọng điểm, mà có thể chọn các hình thức khác, thí dụ như hình thành các cụm trường liên kết trên cùng địa bàn để hỗ trợ lẫn nhau.

Hạt nhân của các cụm trường trên có thể là các trường trọng điểm quốc gia – những trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học có chất lượng cao trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tức là đạt trình độ quốc tế, có khả năng đào tạo những chuyên gia khoa học kỹ thuật và công nghệ bậc cao, có khả năng giao lưu và hợp tác quốc tế có hiệu quả và từ đó nền đại học Việt Nam có thể từng bước hòa nhập với nền đại học của khu vực và thế giới.    

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top