Sao lại đề xuất tăng học phí vào thời điểm này?

(khoahocdoisong.vn) - Theo TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, việc điều chỉnh học phí phải dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, không phải thấy thu nhập tăng thì tăng học phí. Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, không nên đưa đề xuất tăng học phí.

Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về tăng học phí tất cả các cấp từ năm học tới

Bộ GD&ĐT đã thông báo lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với Dự thảo lần thứ 2 Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Theo đó, dự kiến từ năm học tới, học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5% so với năm học 2020 - 2021, bậc đại học tăng 12,5%.

Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước được thu tối đa bằng 2 lần mức trần học phí trên.

Đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng trong nước được thu tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí trên.

Giải thích về đề xuất này, tại tờ trình dự thảo, Bộ GD&ĐT cho biết, khung học phí năm học 2021 - 2022 được đưa ra căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021 - 2025; vấn đề bảo đảm an sinh xã hội và chia sẻ với gia đình người học.

Việc tăng học phí đối với bậc mầm non - tiểu học (cấp học đang được Nhà nước hỗ trợ học phí) sẽ tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp học này, mà người thụ hưởng trực tiếp là người học.

Đối với THCS và THPT, mức tăng học phí trung bình 7,5% tính từ năm học 2021 - 2022 là mức tăng tương ứng với mức tăng trưởng hàng năm dự kiến giai đoạn 2021 - 2030, theo dự báo của Trung tâm thông tin và dự báo, Tổng cục thống kê.

Việc tăng học phí này theo Bộ GD&ĐT để giúp các trường có thêm nguồn kinh phí đầu tư vào các hoạt động hỗ trợ người học như định hướng nghề nghiệp, tư vấn hướng nghiệp.

Đối với bậc đại học, Bộ GD&ĐT đề xuất mức tăng học phí năm học 2021 - 2022 là 12,5% so với năm học 2020 - 2021. Mức học phí cho các năm tiếp theo tăng với tỷ lệ tương ứng.

Học phí đối với trường tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng tối đa bằng 2 lần mức trần học phí trên. Trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng được thu tối đa bằng 2,5 lần.

Lý giải cho đề xuất tăng học phí, Bộ GD&ĐT cho biết, cơ quan này căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021 - 2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm khoảng 4 - 5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm.

Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, khảo sát chi phí đào tạo của 7 trường đại học công lập trên cả nước của nhóm chuyên gia Đại học Quốc gia Hà Nội, mức tăng học phí 12,5%/năm sẽ bảo đảm lộ trình tính đủ chi phí đào tạo vào năm 2025.

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, tránh trường hợp thu học phí cao nhưng chất lượng kém, Bộ GD&ểĐT đề xuất các trường phải thực hiện lộ trình đạt kiểm định tương ứng với lộ trình tăng học phí.

Trần học phí phải phù hợp với khả năng chịu đựng của người dân

Trao đổi với phóng viên KH&ĐS liên quan tới đề xuất tăng học phí của Bộ GD&ĐT, TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho biết, điều chỉnh học phí, trong đó có tăng, hoặc giảm phải dựa vào nghiên cứu có cơ sở chắc chắn và dựa vào nhiều căn cứ khác nhau, chứ không thể chỉ căn cứ dự báo về kinh tế, thấy thu nhập người dân tăng thì tăng học phí. Ví dụ, dựa vào phúc lợi xã hội. Khi phúc lợi xã hội tăng, ở nhiều nước còn miễn học phí.

Ngoài ra, giáo dục không phải một ngành kinh tế. Ngay cả một số ngành kinh tế, việc thu thế nào cũng còn phải tính tới các yếu tố khác, chứ không phải chi bao nhiêu thì phải thu lại bấy nhiêu.

TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam.

TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam.

Nguyên tắc chung, chi phí đơn vị (chi phí cho một đầu người học trong một năm học để đảm bảo yêu cầu về chất lượng), phần thu từ học phí người học chỉ chiếm một phần. Phần còn lại phải từ phía đầu tư ngân sách nhà nước, các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác của nhà trường, đóng góp của cộng đồng… Tất cả những nguồn này được gọi là các nguồn chia sẻ khác nhau cho chi phí đào tạo. Chứ không phải chi phí đào tạo chỉ lấy từ một nguồn chia sẻ duy nhất, là học phí.

“Nguyên tắc chung phải là như vậy. Còn cụ thể, trần của học phí, dù là trường công hay trường tư đều phải phù hợp với khả năng chịu đựng của người dân. Phải xem người dân có chịu đựng được mức học phí như vậy hay không? 

Một số trường tư, đưa ra mức học phí cao. Nhưng đó không phải đáp ứng nhu cầu đại trà của xã hội. Và họ tự cân đối. Theo đó, nếu học phí cao quá thì sẽ không ai học, phải tự giảm xuống. Còn các trường công thì phải tính tới các nguồn chia sẻ khác nhau?”, ông Khuyến nói.

Về việc tăng học phí để nâng cao chất lượng đào tạo, theo ông Khuyến là không đúng. Bởi học phí chỉ là một phần trong chi phí đào tạo. Nếu nói như vậy, thì có nghĩa học phí bù lại toàn bộ chi phí cho việc học.

“Tôi không hiểu sao Bộ GD&ĐT lại đưa ra đề xuất như vậy. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, miền Trung vừa gánh chịu mất mát lớn do mưa lũ, mà đưa ra đề xuất tăng học phí là không phù hợp, “phản tác dụng”, dư luận sẽ không hài lòng, không ủng hộ và kéo theo nhiều hệ lụy”, ông Khuyến nói.

Theo ông Khuyến, cách đặt vấn đề trong Luật Giáo dục đại học cũng vẫn còn có chỗ mập mờ, chưa rõ ràng. Ví dụ, đảm bảo thu bù chi, nhưng không nói rõ thu từ học phí là bao nhiêu, dẫn tới tình trạng học phí có thể tăng vô tội vạ. Ví dụ, học phí của Đại học Y Dược TPHCM, học phí đã tăng vọt lên đến 70 triệu đồng/năm, rất không ổn.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top