Hầu như gia đình nào cũng có một bộ dụng cụ y tế sơ cứu tại nhà. Tuy nhiên, bảo quản thuốc không đúng sẽ làm mất tác dụng của thuốc, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
chia sẻ
Giữ thuốc trong tủ lạnh sai cách: Một số loại thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ thấp và tủ lạnh là nơi tốt nhất. Tuy nhiên, bạn không nên để thuốc ở cánh cửa tủ lạnh. Nơi này có nhiệt độ cao hơn bên trong vài độ và dễ thay đổi do được mở ra thường xuyên. Vì vậy, tốt hơn là bạn đặt riêng một hộp thuốc trong tủ lạnh để tránh bị thay đổi nhiệt độ và độ ẩm. Ngoài ra, không nên đặt thuốc quá gần mặt sau của tủ lạnh vì chúng có thể bị đông đá, làm mất tác dụng, thậm chí gây hại.
Vứt bỏ hộp đựng, giấy hướng dẫn: Theo Bright Side, đây chắc chắn là thói quen phổ biến của rất nhiều người. Tuy nhiên, đây là sai lầm rất nguy hiểm. Bạn có thể nhìn thấy ngày hết hạn trên vỉ thuốc, nhưng các thông tin quan trọng khác đã bị vứt bỏ. Giấy hướng dẫn có thể giúp bạn hiểu nên uống thuốc như thế nào, trong bao lâu và cách bảo quản ra sao.
Quên hạn sử dụng: Thông thường, hạn sử dụng được tính cho sản phẩm chưa mở nắp. Nhưng nếu đã mở, thời gian hết hạn sẽ thay đổi và bạn có thể tìm thấy thông tin này trong tờ hướng dẫn. Điều này đặc biệt đúng đối với thuốc dạng lỏng. Chẳng hạn, nếu mở một lọ thuốc nhỏ mắt, bạn nên thay đổi chúng ít nhất mỗi tháng một lần.
Bảo quản thuốc ở nơi nhiều ánh sáng và trẻ em có thể lấy được: Thuốc không nên bảo quản ở những nơi có nhiều ánh sáng như trên kệ tủ hoặc bàn. Khi đó, chúng sẽ bị mất tác dụng. Ngoài ra, nếu bạn bảo quản theo cách này, trẻ nhỏ có thể lấy được chúng. Theo Real Simple, tốt nhất là nên cho tất cả thuốc vào hộp đựng đặc biệt có khóa và cất ở trong tủ nơi xa tầm với của trẻ em. Hãy nhớ rằng bộ dụng cụ sơ cứu không nên để trẻ nghịch ngợm.
Vứt bỏ thuốc sai cách: Cách tốt nhất để vứt thuốc ở nhà là cho vào túi ni lông, sau đó bỏ vào thùng rác. Ở một số quốc gia, có một cách để xử lý thuốc đã hết hoặc không dùng nữa là mang đến một nơi đặc biệt hoặc phòng khám. Ở đó, chúng sẽ được xử lý đúng cách.
Không thay đổi bộ dụng cụ sơ cứu thường xuyên: Có bộ dụng cụ sơ cứu trong nhà, bạn có thể nhanh chóng tìm thấy tất cả loại thuốc cần thiết, nhưng bạn cần đảm bảo chúng an toàn. Vì vậy, hãy vứt bỏ thuốc hết hạn, thuốc không có bao bì, ngay cả khi bạn chắc chắn rằng chúng vẫn có thể sử dụng. Các loại thuốc dạng lỏng và dạng kem cũng nên vứt đi nếu chúng đổi màu. Cố gắng đặt riêng các loại thuốc bạn đang dùng và thuốc chưa dùng để tránh uống nhầm.
Vi phạm các điều kiện bảo quản: Các loại thuốc viên nang, dạng lỏng đều mất tác dụng nếu chúng hấp thụ độ ẩm. Vì vậy, đừng để chúng trong phòng tắm, ngay cả khi chúng được đặt trong tủ. Nhà bếp, lò nướng, ấm đun nước hoặc vùng tản nhiệt cũng không phải là nơi tốt nhất để bảo quản thuốc. Thay đổi nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thuốc. Tốt nhất nên cất thuốc trong phòng ngủ hoặc phòng khách.
Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra việc lưu hành sản phẩm giả có tên Viên nang cứng Yuan Bone.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã cứu sống ngoạn mục bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn kháng trị nhờ áp dụng kỹ thuật chuyên sâu (ECMO, lọc máu, hạ thân nhiệt) cùng với kích hoạt báo động đỏ nội viện.
Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ. Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
Ngày 19/12, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết vừa điều trị thành công và cho xuất viện 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tuỷ đồng loại.
Phương pháp cắt khối tá tụy qua nội soi không chỉ đảm bảo việc loại bỏ triệt để khối u mà còn tối ưu hóa quá trình điều trị, vết mổ nhỏ hơn, ít chảy máu, hạn chế nguy cơ biến chứng, rút ngắn thời gian hồi phục, nằm viện.
Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) vừa thực hiện thành công trường hợp phẫu thuật robot tạo hình cơ hoành trái, giúp bệnh nhân nhão hoành thoát khỏi tình trạng khó thở kéo dài.