Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt

(khoahocdoisong.vn) - Chất thải rắn sinh hoạt được quản lý thế nào, trường hợp nào thì bị xử phạt?

Hỏi: Chất thải rắn sinh hoạt được quản lý thế nào, trường hợp nào thì bị xử phạt?

Nghiêm Đình Huê (Hà Nội)

Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT: Chất thải rắn được phân thành 3 nhóm là chất thải hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật); chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (giấy, nhựa, kim loại, cao su, nilon, thủy tinh) và chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải). Các phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải hữu cơ và nhóm chất thải khác khi đang hoạt động phải được dán dòng chữ nhận biết; đồng thời phải đảm bảo an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường, không rơi vãi rác thải và nước thải trong quá trình thu gom, vận chuyển. Trường hợp hộ gia đình, chủ nguồn thải không chấp hành phân loại, chuyển giao không đúng nhóm chất thải theo quy định có thể bị xử phạt hành chính với số tiền từ 15 - 20 triệu đồng.

Theo Đời sống
Trẻ suy thận cấp vì tiêu chảy

Bé 4 tuổi suy thận cấp vì tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy cấp có tốc độ đào thải phân cao có thể 10-15 lần/ngày, kèm theo thời tiết nắng nóng là nguyên nhân dễ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top