Những kiêng kỵ khi tắm cho người tiểu đường

(khoahocdoisong.vn) -Rất nhiều người tiểu đường áp dụng biện pháp tắm nước nóng để giảm đường huyết. Tuy nhiên, do không sử dụng nhiệt kế đo nước, chỉ dùng tay để cảm nhận nên nhiều người tiểu đường tắm nước quá nóng (trên 37 độ C), thậm chí ngâm nước nóng trong thời gian quá dài (trên 30 phút) khiến cơ thể bị mất nước, hạ đường huyết, mất cân bằng điện giải và ngất xỉu.

Tắm nóng lạnh tương phản

Gần đây, nhiều người tiểu đường truyền tai nhau phương pháp tắm tương phản nóng lạnh. Dưới tác động của nước nóng, cơ thể được thư giãn, thả lỏng, còn dưới tác động của nước lạnh, trương lực, độ dẻo dai và đàn hồi của các cơ tăng đáng kể.

Tuy nhiên đối với người tiểu đường, việc tắm theo phương pháp này sẽ làm cơ thể không kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ do hệ lụy của quá trình tăng đường máu làm các cơ quan của cơ thể bị suy giảm chức năng. Mạch máu trong cơ thể sẽ bị co lại, tĩnh mạnh giãn ra, huyết áp giảm, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

Đặc biệt với những người tiểu đường bị bệnh tim mạch, cao huyết áp hay sức khỏe đang bị suy yếu, việc tắm nước nóng lạnh tương phản rất nguy hiểm và có thể dẫn đến đột quỵ bất kỳ lúc nào.

Tắm khi chưa ráo mồ hôi

Đối với người tiểu đường, sức đề kháng thường kém và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người bình thường do hệ lụy của quá trình tăng đường máu làm các cơ quan của cơ thể bị suy giảm chức năng.

Khi vừa chơi thể thao, vừa hoạt động, hay khi vừa đi nắng về, nhiệt độ cơ thể  đang rất cao. Để tồn tại, cơ thể sẽ có hiện tượng giãn mạch, lỗ chân lông bắt đầu đồng loạt mở rộng nhằm thoát nhiệt, tản nhiệt, dẫn tới hiện tượng toát mồ hôi.

Nếu đi tắm vào thời điểm chưa ráo mồ hôi sẽ khiến cơ thể phải đối mặt với sự chênh lệch nhiệt độ, áp suất lớn và ồ ạt tới mức cơ thể không thể co mạch để thích ứng ngay được.

Hậu quả là hơi nước sẽ ngấm qua lỗ chân lông vào cơ thể rất nhanh, khiến chúng ta dễ bị sốt, viêm phổi,… những trường hợp nặng có thể gây đột quỵ ngay lập tức.

Nằm điều hòa sau khi tắm       

Sau khi tắm xong, nếu chúng ta nằm điều hòa ngay sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp đột ngột. Lúc này người tiểu đường sẽ bị co mạch đột ngột, khiến máu lưu thông kém, huyết áp tăng lên.

Trong khi đó, đường huyết tăng sẽ kéo theo hiện tượng gây viêm mạch máu, hoặc viêm tắc động tĩnh mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, gây nguy cơ tim mạch, tăng huyết áp.

Đồng thời, đường huyết tăng sẽ khiến độ nhớt trong máu tăng, dẫn đến quá trình lưu thông máu trong lòng mạch kém. Kết quả là máu không những lên não chậm mà còn khiến cho hoạt động của tim và huyết áp bị ảnh hưởng.

Nếu thiếu máu não ở mức độ nghiêm trọng dù chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn cũng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: Tổn thương một vùng não nhất định gây ảnh hưởng tới các chức năng do vùng não đó chi phối (khả năng nói, vận động, trí nhớ…vv), đột quỵ, nhũn não… thậm chí tử vong.

Tắm khi quá đói hoặc quá no

Khi đói, lượng đường trong máu hạ thấp dần. Do đó, nếu tắm vào lúc này, nhất là tắm bằng nước nóng sẽ khiến người tiểu đường bị hạ đường huyết quá mức, dẫn đến chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, thậm chí bị hôn mê sâu và tử vong.

Ngược lại, khi quá no, cơ thể cần tập trung lượng máu để tiêu hóa thức ăn. Nếu chúng ta đi tắm ngay lập tức có thể ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa, khả năng hấp thụ thức ăn, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa dạ dày, tá tràng, thậm chí có thể dẫn đến biến chứng tim mạch.

Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyến cáo người tiểu đường không nên tắm khi cơ thể mệt mỏi quá, không nên nước lạnh vào mùa hè hoặc khi thời tiết oi bức, không nên tắm sau 22 giờ, không nên tắm quá lâu.

Tắm đúng cách

Theo các chuyên gia, quy trình tắm đúng là rửa mặt, tắm toàn thân rồi mới đến gội đầu. Khi vừa đi ngoài nắng về, cần phải nghỉ ngơi để cơ thể ráo mồ hôi khoảng nửa tiếng rồi mới nên tắm. Tắm dưới vòi nước ấm, nhiệt độ khoảng 35 đến 37 độ C.

Tắm xong nên dùng khăn tắm to mềm mại để lau người cho nhanh khô, bước ra khỏi phòng tắm cần mặc đủ ấm để tránh bị cảm vì chênh lệch nhiệt độ trong – ngoài phòng tắm, không ra gió ngay khi vừa tắm xong.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy: Đối với những người bệnh tiểu đường nếu duy trì chế độ tắm nước nóng ít nhất 5 lần/tuần, 20-30 phút/lần sẽ thấy lượng đường trong máu giảm rõ rệt, cụ thể như có thể giảm đến 13% chỉ sau 3 tuần. Ngoài ra, một nghiên cứu của Tiến sĩ Steve Faulkner của Đại học Loughborough (Anh) cũng khẳng định: Tắm nước nóng (khoảng 35-37 độ C) trước khi ăn cũng sẽ giúp lượng đường thấp hơn đến 10% so với vận động (đạp xe) trước khi ăn.

BS Nguyễn Thúy Hà

(Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top