<p>Tuy nhiên khoa học ngày càng khẳng định, hợp chất kỳ diệu này không chỉ là vitamin. Nó là một dạng hormon tác động đến vô số quá trình diễn ra trong cơ thể.</p> <h2><strong>“Cảnh sát” gene di truyền</strong></h2> <p>TS. Karolina Turzanska, chuyên gia Y học phục hồi có uy tín châu Âu nhấn mạnh: Dạng vitamin D hoạt chất có tên calcitriol, sự thật là một hormon - hợp chất điều khiển từ xa các tế bào cơ thể. Calcitriol thực hiện chức năng này thông qua tác động lên hoạt động của ADN. Theo nghiên cứu mới nhất, hợp chất tưởng chừng đơn giản này có khả năng kiểm soát trên 500 cá thể gene khác nhau, tức gần 5% tổng số gene của chúng ta. Và một khi thiếu vitamin D (calcitriol) đủ loại sự cố trong cơ thể sẽ xuất hiện.</p> <p>Những gene chịu tác động của vitamin D ở mức độ lớn gắn với hoạt động của hệ miễn dịch. Nó kích thích sản xuất bạch cầu diệt vi khuẩn và tăng số lượng lymphocyte T (bạch huyết bào T), bảo vệ chúng ta trước nhiều kẻ thù, trong đó có virut.</p> <p>Các nghiên cứu cho thấy, với những người được bổ sung 2.000 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D/ngày, số lần cảm cúm, cảm lạnh giảm từ 25 xuống dưới 5 lần/năm.</p> <p>Cơ thể thiếu vitamin D tạo điều kiện xuất hiện các bệnh tự miễn như đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột Lesniowski-Crohn hoặc đái tháo đường typ 1. Các nhà khoa học cho rằng, chính vitamin D đóng vai trò cai quản hệ miễn dịch trong khuôn phép, kìm chân hệ miễn dịch trước những phản ứng cực đoan, làm hại cơ thể. Thí dụ thuyết phục nhất về sức mạnh tiềm năng của vitamin D là tác động của nó đối với sự xuất hiện và tiến triển của các bệnh ung thư. Chỉ cần liều vitamin D cỡ 1.000 IU/ngày, để sau 4 năm, nguy cơ xuất hiện ung thư giảm 70%.</p> <p>Những người thiếu vitamin D bị nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và trực tràng đe dọa cao nhất. Thậm chí cả khi đã mắc, vitamin D cũng giúp người bệnh tăng cơ may phục hồi sức khỏe.</p> <p>Cơ thể thiếu vitamin D cũng gây những rối loạn khả năng đề kháng, rối loạn hoạt động hệ thần kinh - cơ bắp, gây bệnh trầm cảm, tâm thần phân liệt, tự kỷ, tăng áp huyết, xơ vữa thành mạch và béo phì.</p> <h2><strong>Ánh nắng mặt trời, nguồn quan trọng nhất cung cấp vitamin D</strong></h2> <p>Vitamin D được sản xuất phổ biến trong toàn bộ thế giới các cơ thể sống và để duy trì quá trình này, cần thiết phải có tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Việc tự loại bỏ bộ lông vũ trong tiến trình tiến hóa 3 triệu năm trước và sự bước ra khỏi bóng râm hang động khiến cho toàn bộ làn da tổ tiên loài người trở thành một dạng tuyến sản xuất vitamin D khổng lồ và rải khắp cơ thể. Kể từ thời điểm đó, ở mức độ đặc biệt, nhân loại phụ thuộc vào sự tiếp cận ánh nắng mặt trời. Lẽ bình thường con người phải tìm kiếm và tận dụng ánh nắng tự nhiên, thay vì trốn nắng - TS. Marcin Rykiewicz, chuyên gia Tiến hóa nhân loại (Viện Bảo tàng trái đất, Ba Lan) cho biết.</p> <p>Tiếc rằng cùng với thời gian hàng triệu năm tiến hóa, cơ thể nhân loại ngày càng gặp vấn đề lớn hơn với sản xuất vitamin D. Con người bắt đầu nỗ lực làm đẹp bằng trang phục, quần áo. Diện tích mặt da bị che đậy cản trở da tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên. Thời gian phơi nắng ngày càng giảm. Thực đơn khan hiếm cá và các hải sản giàu nguồn cung cấp vitamin D dẫn đến tình trạng thiếu hụt hợp chất này ngày càng nghiêm trọng trong bộ phận đáng kể dân số thế giới.</p> <h2><strong>Hầu hết chúng ta cần bổ sung</strong></h2> <p>Những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe con người của tình trạng cơ thể thiếu vitamin D trên phạm vi toàn cầu bắt đầu xuất hiện đã 10 nghìn năm và tồn tại đến ngày nay. Vitamin D cần thiết cho sự phát triển bình thường và duy trì xương cốt ở trạng thái mỹ mãn suốt cả cuộc đời. Thiếu hụt nó ở tuổi ấu thơ dẫn đến còi xương - chứng bệnh gây biến dạng hệ xương, hành xác nhiều thế hệ tiền nhân. Thiếu vitamin D ở người trưởng thành dẫn đến quá trình loãng xương, thủ phạm tiếp tay tai nạn gãy xương. Thiếu vitamin D còn dẫn đến hiệu ứng thui chột hệ miễn dịch, gây nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe.</p> <p>Nói ngắn gọn, cơ thể người mọi lứa tuổi, cả hai giới, thiếu vitamin D sẽ dẫn đến rất nhiều bệnh nguy hiểm, vậy những ai cần bổ sung hợp chất quý giá này?</p> <p>GS. Michael Holick (Đại học Boston, Mỹ), chuyên gia nghiên cứu trên 40 năm về ảnh hưởng của vitamin D với con người cho biết. Chính GS. Holick là nhà khoa học đầu tiên phát hiện những dạng hoạt chất của vitamin D và phương thức cơ thể sản xuất hợp chất này. Và đã nhiều năm ông cảnh báo, nền văn minh hiện đại đẩy chúng ta vào tình trạng thiếu hụt vitamin D có thể không trầm trọng đến mức gây bệnh còi xương, nhưng vẫn hủy hoại đáng kể sức khỏe hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới.</p> <p>Theo khuyến nghị của Viện Nghiên cứu y học Mỹ, năm 2011, nhu cầu vitamin D của trẻ dưới 1 tuổi là 400 IU/ngày, của trẻ từ 1 tuổi trở lên và người trưởng thành đến 50 tuổi là 600 IU/ngày. Người trên 50 tuổi và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú là 800 IU/ngày.</p> <p>Đối chiếu chuẩn mực trên, GS. Michael Holick khẳng định, gần như tất cả chúng ta cần phải bổ sung vitamin D. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin D bằng các thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin D như cá, sữa, ngũ cốc, sò, trứng cá, đậu nành... kết hợp với việc tiếp xúc ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp dưới da đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Còn việc bổ sung vitamin D bằng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.</p> <div>Tại Việt Nam, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, kết quả điều tra ở 19 tỉnh, thành năm 2010 cho thấy, tỷ lệ thiếu vitamin D là 59,3% phụ nữ ở thành thị; 56,2% phụ nữ nông thôn; 62,1% trẻ em thành thị và 53,7% trẻ em nông thôn.</div> <!--<script src="http://suckhoedoisong.vn//d1.hadarone.com/ads-sync.js?placement=1133"></script> --> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Những điều kỳ diệu từ vitamin D
Đó là chất bảo vệ cơ thể trước béo phì, ung thư, các bệnh lây nhiễm và các bệnh tim, đảm bảo tuổi xuân của làn da và độ rắn chắc của xương, cơ bắp.
Kịp thời cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim
Vượt qua thách thức, phẫu thuật ung thư đại tràng cho cụ ông gần 100 tuổi
Lấy khối u tuyến giáp khổng lồ "đeo bám" trên cổ nữ sinh suốt 4 năm
Nội soi cắt toàn bộ tuyến tiền liệt, mang hy vọng cho bệnh nhân ung thư
Mê ăn cua sống, người đàn ông choáng váng khi thấy thứ này trong người
6 lợi ích tuyệt vời của rau cải rổ
Rau cải rổ được nhiều chị em nội trợ tin tưởng lựa chọn bởi có thể dùng để chế biến thành nhiều món ngon. Nhưng ít ai biết, loại rau này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Bật mí 6 gia vị có sẵn trong nhà bếp giúp chống viêm, giảm đau
Mùi thơm của các loại gia vị không chỉ khiến món ăn trông hấp dẫn hơn, mà nếu biết sử dụng đúng cách, nó sẽ là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh:
Chân xuất hiện 6 dấu hiệu bất thường này, coi chừng thận đang “kêu cứu”
Bệnh thận là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà thường bị bỏ qua cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng.
Bác sĩ chỉ rõ vai trò của Peptid C trong bệnh tiểu đường
Peptide C đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán phân biệt hạ đường huyết, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường với hạ đường huyết không liên quan với tiểu đường.
Tự cưa xẻ gỗ tại nhà, cụ ông 71 tuổi bị cắt đứt rời cẳng chân
Máy cưa cầm tay, các loại dụng cụ mini như máy cắt, máy bấm đinh, bộ đục… giúp làm việc hiệu quả, tiện dụng ở nhà, nhưng cũng rất dễ bị tai nạn nếu người dùng không cẩn thận.
Bé gái 11 tháng tuổi bị sốc mất nước, nguy kịch do... tiêu chảy cấp
Sốc mất nước do tiêu chảy và nôn ói là biến chứng nặng, có thể gây tổn thương đa cơ quan và thậm chí dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.
Cắt bỏ khối bướu tuyến giáp bị "bỏ quên" 40 năm cho cụ bà 81 tuổi
Phát hiện bướu tuyến giáp hơn 40 năm nhưng cụ bà 81 tuổi (Bình Định) không điều trị, gần đây, bướu chèn ép gây cảm giác khó chịu, khó thở, nuốt nghẹn.
Mới 34 tuổi đã bị ung thư “gõ cửa” tới hai lần
Một người bị mắc 2 loại ung thư cùng lúc có thể xảy ra. Xác suất cao hơn nếu một trong hai là dạng ung thư phổ biến. Có những người mắc 2 loại ung thư không phải do di truyền hay di căn...
Các biến chứng nguy hiểm người bị mỡ máu cao cần chú ý
80% người bị đột quỵ, gan nhiễm mỡ đều bắt nguồn từ mỡ máu cao. Các biến chứng nguy hiểm của người bị mỡ máu cao cần chú ý.
Người phụ nữ 53 tuổi sốc phản vệ sau khi uống thuốc
Sốc phản vệ thường xảy ra bất ngờ và có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nặng nhanh và có thể tử vong nên cần biết cách xử lý kịp thời.
Lọc máu liên tục, cứu bệnh nhân viêm tụy cấp do máu trắng như mỡ
Viêm tụy cấp do tăng mỡ máu thường nặng hơn và đe dọa tính mạng bệnh nhân hơn so với các nguyên nhân khác. Lọc máu liên tục là phương pháp mới hạn chế được nhược điểm của phương pháp thay huyết tương.