Những ai không nên ăn lươn?

Lươn có giá trị thực phẩm cao, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên có một số nhóm người được khuyên nên tránh xa món ăn này vì có thể ảnh hưởng sức khỏe.

Người bị bệnh gout

Bệnh gout là một bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong máu. Lươn là thực phẩm giàu đạm, do đó những người bị bệnh gout nếu ăn lươn sẽ khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.

Người bị mỡ máu cao

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị mỡ máu cao nên hạn chế ăn thịt lươn ở dạng chế biến chiên xào, nên chế biến bằng cách hấp, luộc, nấu cháo, nướng,…

Trẻ em có tiền sử bị dị ứng

Trẻ em trên 1 tuổi có thể ăn các món ăn từ thịt lươn, tuy nhiên không lạm dụng cho trẻ ăn quá nhiều vì lươn dễ gây dị ứng ở một mức độ nhất định. Những bé có tiền sử bị dị ứng cần hết sức thận trọng khi ăn thịt lươn. Nên cho ăn thử 1 ít vào lần đầu và quan sát biểu hiện dị ứng để xử trí kịp thời.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Một số lợi ích khi ăn lươn

Tác dụng bổ dưỡng, phục hồi sức khỏe, phát triển thể chất: Nguồn dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất dồi dào khiến lươn trở thành thực phẩm giúp người bệnh, người già hồi phục sức khỏe, trẻ em phát triển thể chất, mẹ bầu bồi bổ cơ thể. Các vitamin, khoáng chất giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, cải thiện tiêu hóa và trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Tốt cho não, cải thiện trí nhớ: Lươn rất giàu DHA và lecithin, là thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào các cơ quan của con người và là dưỡng chất không thể thiếu cho tế bào não. Theo dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm của Mỹ, bổ sung lượng lecithin thường xuyên có thể cải thiện 20% trí nhớ. Các acid béo không bão hòa trong lươn có lợi cho cho sự phát triển não. Vì vậy, ăn thịt lươn có tác dụng bổ não, cải thiện trí nhớ và học tập, có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Bổ máu, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt: Một chế độ ăn uống ít chất sắt, vitamin B12 và folate làm tăng nguy cơ thiếu máu. Hàm lượng những chất này trong lươn rất dồi dào, giúp tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Theo các chuyên gia, không nên ăn lươn sống mà nên sơ chế sạch và nấu chín kỹ.

Lươn sinh sống trong môi trường sình lầy, nước đục, ao bùn, nên có khả năng nhiễm các loại sán, ký sinh trùng cao. Việc ăn lươn sống sẽ tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển và gây hại cho cơ thể.

Người dân không mua lươn đã chết hoặc ươn về chế biến. Trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết, hợp chất này bị nhiễm khuẩn và có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine, một chất độc gây ra dị ứng miễn dịch có hại cho con người.

Theo Đời sống
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi là người chưa được tiêm ngừa virus sởi, nhất là trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.
back to top