Nhập nhèm rượu và thực phẩm chức năng

Hiện nay trên thị trường xuất hiện đồ uống mang thương hiệu Rượu Việt được bày bán phổ biến trong các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Điều đáng nói là thương hiệu này lại nhập nhèm rượu với thực phẩm chức năng khi ghi trên tem, mác là thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung…

Một khía cạnh khác là cơ sở sản xuất rượu đã hoạt động 7 năm mà không hề có bảng tên công ty, công ty luôn trong tình trạng “cửa đóng then cài”, điều này càng gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Rượu hay thực phẩm chức năng: Quảng cáo gây hiểu lầm cho khách hàng!

Để làm rõ hơn vấn đề nhập nhèm rượu với thực phẩm chức năng, phóng viên (PV) Báo Pháp luật việt Nam đã “mục sở thị” một số nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tại một số quán nhậu luôn tấp nập khách ra, khách vào như: Bò nhúng giấm 555 tại số 279 Tô Hiệu, hay bia Huy Anh số 2 Nguyễn Khánh Toàn… thì rượu mang thương hiệu  “Rượu Việt” luôn được các nhà hàng này chào đón khách.

Rượu Việt được đóng trong những chai thủy tinh có thể tích 500 ML với mẫu mã và hình thức khá bắt mắt. Trên tem mác của sản phẩm luôn kèm theo những lời “rao” có cánh gây hiểu lầm cho người tiêu dùng .

rượu

Nhập nhèm rượu với thực phẩm chức năng.

Cụ thể, trên tem mác sản phẩm rượu “ Khởi Dương” (rượu ba kích) do Công ty CP sản xuất Rượu Việt phân phối có ghi rõ thành phần, công dụng. Trong đó, thành phần của rượu “Khởi Dương” được ghi trên nhãn mác bao gồm: rượu trắng truyền thống 35% (+,-, 2%) V/V, củ Ba kích, lá Dâm hương hoắc. Công dụng được nhà sản xuất quảng cáo giúp bổ thận, tráng dương, lưu thông khí huyết.

Điểm 9, điều 8 của Luật quảng cáo quy định rõ: “Cấm các hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.”

Trong khi đó, trên tem, mác của những chai Rượu Việt luôn có những từ và cụm từ gây hiểu lầm cho người sử dụng về công dụng của rượu như :“bổ thận, tráng dương, tăng cường khí huyết”.

Trên tem, mác sản phẩm của Rượu Việt, cụ thể là rượu  “Khởi Dương” chai thủy tinh 500 ML có ghi : “Rượu Việt: duy nhất rượu truyền thống. Rượu Khởi Dương ba kích ghi: khởi động và thăng hoa; “công nghệ độc quyền của Công ty CP sản xuất Rượu Việt”  và bên dưới ghi “thực phẩm chức năng”.

Điều đáng nói một sản phẩm đã có tên là Rượu Việt, có chứa 35% (+- 2% V/V) là rượu gạo truyền thống lại có thể là thực phẩm chức năng?

Vậy đâu sẽ là câu trả lời cho thương hiệu, sản phẩm này? Rượu “Khởi Dương” do công ty CP sản xuất Rượu Việt đang chào bán cho các nhà hàng, quán ăn là rượu hay thực phẩm chức năng? Trong quá trình chào bán, cũng như ghi tem, mác sản phẩm gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng, vi phạm luật quảng cáo đã được cơ quan chức năng nào vào cuộc xử lí chưa?

Nguồn gốc Rượu Việt có thực sự đáng tin cậy …?

Rượu là một thức uống gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho người sử dụng. Bởi vậy nguồn gốc của rượu luôn là điều mà người tiêu dùng quan tâm nhất, rượu sản xuất ở đâu, nguồn gốc xuất xứ có rõ ràng không? Dây truyền như thế nào? Có đảm bảo không? Đó là những câu hỏi mà khách hàng luôn đặt ra trước khi lựa chọn rượu để uống.

Trên tem, mác sản phẩm  rượu của Công ty CP sản xuất Rượu Việt, cụ thể là rượu “Khởi Dương” có ghi “sản phẩm của Việt Hiếu, sản xuất tại Ỷ La, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội.

Rất khó để có thể tìm ra cơ sở sản xuất này, bởi một địa chỉ rất chung chung, không đường, không ngõ, không số nhà, một dấu hỏi lớn cho thương hiệu Rượu Việt.

Qua tìm hiểu của PV, thương hiệu Rượu Việt, cụ thể là rượu “Khởi Dương” được sản xuất tại cơ sở ngõ 285 Ỷ La, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội. Tuy vậy, điều đáng nói là tại cơ sở sản xuất này lại không có biển tên công ty, cho dù công ty đã hoạt động được 7 năm, một trong những dấu hiệu khiến người dùng khó lòng mà yên tâm được.

Ghi nhận tại ngõ 285 Ỷ La, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội, Công ty Việt Hiếu có cơ sở sản xuất rượu ở cuối ngõ 285,  chỉ có một con đường duy nhất đi vào, bên trái là kênh mương, bên phải là một số hộ dân sinh sống, một phần tiếp giáp với cơ sở sản xuất than nằm cạnh chân cầu La Khê. Trước cửa có 2 camera và không có biển tên công ty, hoạt động hay không hoạt động thì cũng luôn trong tình trạng “cửa đóng then cài”.

Trong vai một người muốn xin làm đại lí, nhà phân phối xuống đặt vấn đề để hợp tác kinh doanh, nhưng nhân viên ở đây chỉ mở hé cửa và cho biết” có gì anh cứ liên lạc với số điện thoại xxx, của công ty CP sản xuất Rượu Việt, gặp chị Hương để biết thêm”.

Nhân viên tên Cường cũng thừa nhận đây là cơ sở của Công ty Việt Hiếu, khi PV thắc mắc là tại sao Công ty đã hoạt động được 7 năm mà không có lấy một biển tên, hay địa chỉ cụ thể thì anh nhân viên cho hay”cái này anh phải hỏi cấp trên, em không biết, công ty cũng sắp chuyển cơ sở nên em cũng chẳng rõ”.

Qua một số người dân sống xung quanh thì đây là cơ sở gia công rượu, “họ chở rượu trong các bình , can to từ nơi khác về rồi đóng vào các chai nhỏ và dán nhãn mác, còn rượu ở đâu thì chịu…”.

Một công ty đã đi vào hoạt động được 7 năm nhưng lại không có đến một cái biển tên? Hoạt động sản xuất rượu tại sao lại phải “bí mật” luôn luôn “cửa đóng then cài”..?. Và công ty CP sản xuất Rượu Việt và công ty Việt Hiếu có liên quan với nhau như thế nào nhà sản xuất với nhà phân phối hay đều là một công ty nhưng lại lấy hai tên ..? Rượu Việt là rượu hay thực phẩm chức năng? Nguồn gốc của rượu có thực sự được đảm bảo ? . Để có trả lời những câu hỏi này PV báo

Pháp luật Việt Nam có đặt lịch làm việc với Công ty CP sản xuất Rượu Việt.

Tuy nhiên, hết lần này tới lần khác PV đều nhận được nhận được câu trả lời :“để em liên hệ lại với anh chị vào chiều nay”. Phải chăng, Công ty CP sản xuất Rượu Việt đang né tránh báo chí, hay vì lí do gì khác mà đã nhiều lần PV liên hệ đều không được.

Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

Theo quy định tại Luật Quảng cáo:

a) Các loại rượu có độ cồn từ 15 độ trở xuống chỉ được quảng cáo trên báo in, báo điện tử, Đài phát thanh, Đài truyền hình, mạng thông tin máy tính như các hàng hoá khác quảng cáo trên phương tiện đó;

b) Các loại rượu có độ cồn trên 15 độ chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụ rượu nhưng phải đảm bảo người ở bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý không đọc được, không nghe được, không thấy được;

c) Các loại rượu thuốc được thực hiện theo quy định tại “Quy chế thông tin về thuốc chữa bệnh

cho người” của Bộ Y tế;

d) Ngoài những quy định tại các điểm a, b, c khoản này, nghiêm cấm quảng cáo rượu dưới bất kỳ hình thức nào khác.

Theo Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về Sản xuất và kinh doanh rượu:

Điều 7. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

“…3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên…”

PLP

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top