Nhận biết thực phẩm âm hay dương

Cân

đối phù hợp với cơ thể.

Phân biệt thực phẩm âm dương

Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại không phân biệt thực phẩm âm dương nhưng theo y học cổ truyền các nước châu Á, thực phẩm được gọi là âm hay dương căn cứ theo một số tiêu chí sau:

Căn cứ vào tỉ lệ hàm lượng Natri/ Kali: thực phẩm có tỉ lệ Natri (Sodium) nhiều hơn là dương, tỉ lệ Kali nhiều hơn là âm. Theo lý thuyết thực dưỡng của triết gia Ohsawa (Nhật Bản), thực phẩm có tỉ lệ Na/ K lớn hơn 5 là dương, nhỏ hơn 5 là âm, bằng 5 là trung bình.

Căn cứ vào cách thức thực phẩm phát triển: Thực phẩm mọc chiều hướng đi xuống thì thể dương, đi lên thì thể âm.

Căn cứ vào tác động của thực phẩm khi vào cơ thể: Thực phẩm âm có xu hướng trương nở, chứa nhiều nước, mềm. Thực phẩm dương có xu hướng nóng, khô, cứng, co rút.

Dựa trên một số căn cứ trên, y học cổ truyền các nước châu Á chia ra thực phẩm nhiều âm mang tính hàn và thực phẩm nhiều dương mang tính nhiệt. Thực phẩm nhiều âm (hàn) dành cho người thể dương: Ốc các loại (ngêu, sò, hến…); Thịt vịt, thịt ngan, ngỗng, thịt trâu; Ếch, cóc; Các loại trứng; Các loại đỗ (đỗ đen, đậu nành, đậu đỏ, nước đậu, đậu tương, giá…); Chanh, cà tím, mướp đắng (khổ qua); Muối; Củ nghệ vàng; Măng tre; Rau muống, rau dền, rau mồng tơi, rau đay, rau nhút, rau sam, lá mơ; Dưa gang, mướp, bầu, bí đỏ…

Thực phẩm dương (nhiệt) dành cho người thể hàn (âm) gồm: Thịt dê, thịt chó, thịt bò, thịt gà, trứng gà, thịt chim sẻ; Cá mè, Cá diếc, Gạo nếp, Bột mì, Gạo tẻ lâu năm, Rượu gạo, Giấm thanh, Cà rốt, Mướp, Rau cải có vị cay, Rau diếp cá, rau kinh giới, Tỏi tươi, Rau răm, Hẹ, Hạt tiêu, Gừng các loại (sống, khô, nướng)…

Theo quan điểm y học cổ truyền, cân bằng âm dương đúng cách sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, có thể chống chọi lại mọi bệnh tật. Tuy nhiên, nhận biết thực phẩm âm hay dương không phải để phân loại tốt xấu mà là để bổ sung đúng loại thực phẩm phù hợp với cơ thể, mang lại sự cân bằng âm dương điều hòa tốt nhất.

Nhận biết cơ thể âm hay dương                   

Để có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng âm dương, người nội trợ cần biết cơ thể thuộc hàn (âm) hay nhiệt (dương). Muốn biết cơ thể thuộc thể hàn hay nhiệt, cần quan sát cảm nhận những dấu hiệu của cơ thể. Người có những biểu hiện như: Lòng bàn tay luôn ấm áp; Tư thế ngồi không yên, thường hay vặn qua vặn lại; Mùa đông rét mướt vẫn thích uống đồ lạnh; Thân lưỡi màu hồng đậm; Hai má hồng hào, mịn màng; Nói nhanh, phát âm rõ ràng, chuẩn xác; Thân nhiệt trung bình khoảng 36,3oC trở lên; Nước bọt thường tiết nhiều; Thường hay bất giác mở to mắt… Nếu cơ thể có nhiều biểu hiện như trên thì khả năng cơ thể thuộc dương, còn ngược lại là âm.

Cũng có một quan điểm nhận dạng khác như: Người nhiệt thường có cơ thể tròn trịa, béo tốt, ăn uống ngon miệng, sắc diện hồng hào, hướng ngoại, đổ nhiều mồ hôi, huyết áp, đường huyết thường cao hơn, khả năng tình dục cũng tốt hơn. Người thể hàn: tay chân lạnh lẽo, sắc diện kém hơn, thích uống đồ nóng, ít khát nước, hệ thống hô hấp dễ bị ảnh hưởng của thời tiết, khả năng miễn dịch kém, hay mắc các bệnh về hô hấp, cơ, xương, khớp theo mùa. Khả năng tiêu hóa cũng kém, hay bị tiêu chảy, phù nề, đi tiểu đêm, thận yếu…

Căn cứ vào thể trạng cơ thể âm hay dương, y học cổ truyền khuyến cáo: Người thể nhiệt (dương trội) thì nên ăn những thực phẩm có tính hàn (âm). Người thể hàn (âm trội) nên kiêng ăn những thực phẩm có tính hàn. Nếu bữa ăn có tính âm thì nên ăn nhiều loại thực phẩm có tính dương lại để bổ sung sao cho điều hòa. Người thể âm nên dùng các loại thực phẩm có tính dương cao như: sản phẩm chiết xuất từ nếp (bánh chưng, bánh tét, xôi…), sữa bò, thịt bò, thịt dê, mít, ớt, tiêu, tỏi, gừng, riềng…

BS CKI Đỗ Thị Tuyết (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội)

Theo Đời sống
back to top