Cứu ca bệnh đặc biệt mắc nhiều bệnh chờ đợi và hy vọng có máu hiếm

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận ca bệnh đặc biệt mắc nhiều bệnh thuộc nhóm máu hiếm có nhiều kháng thể bất thường. Bệnh viện đang hy vọng có máu để chữa trị cho bệnh nhân.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận ca bệnh đặc biệt. Đó là bệnh nhân nữ, 44 tuổi. Bệnh nhân nhập viện ngày 26/3/3024 và chuyển đến khoa Ngoại Gan mật – Tiêu hóa và Ung bướu ngày 15/4/2024. Bệnh nhân được chẩn đoán: thiếu máu – tan máu/ u tuyến ống ở đại tràng sigma – tắc mật do u chèn ép vào rốn gan.

Bệnh nhân đã được chẩn đoán viêm gan tự miễn cách đây 2 năm, đã điều trị theo đơn và đã dừng thuốc tháng 6/2023. Bệnh nhân đã điều trị Xơ gan, viêm đại tràng 2 đợt tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW. Vừa qua, thấy trong người xuất hiện mệt mỏi, ăn uống kém, kèm vàng da mắt... bệnh nhân đã nhập viện để điều trị.

Kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy có hình ảnh giãn đường mật trong gan theo dõi do u ngã 3 đường mật. Kết quả Soi đại tràng cho thấy dọc đại tràng xuống và đại tràng sigma có nhiều tổn thương loét nông, giả polyp.

Tại Đại tràng sigma có 1 tổ chức u sùi chiếm 1/3 chu vi trong lòng đại tràng – GPB u tuyến ống loạn sản độ thấp. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị thiếu máu nặng, được chỉ định truyền máu nhưng không lựa chọn được máu phù hợp tại viện.

Cứu ca bệnh đặc biệt mắc nhiều bệnh chờ đợi và hy vọng có máu hiếm ảnh 1

Cứu ca bệnh đặc biệt mắc nhiều bệnh chờ đợi và hy vọng có máu hiếm

Khoa Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện đã phối hợp với Viện huyết học và truyền máu TƯ làm định danh kháng thể bất thường và truyền máu Phenotype, phát hiện bệnh nhân có đến 4 loại kháng thể bất thường Anti -C, Anti - e, Anti - Mia, Anti- JKb.

Viện Huyết học và Truyền máu TW đã cố gắng chọn trong kho máu của Viện cũng chỉ được 1 đơn vị hòa hợp. Sau truyền máu bệnh nhân có cải thiện rõ rệt về lâm sàng...

Hiện tại, bệnh nhân có chỉ định cắt đại tràng trái – sigma và đặt stent đường mật nhưng do tình trạng bệnh nhân quá yếu và cần truyền máu trước, trong và theo dõi sau mổ.

Tuy nhiên theo TS Nguyễn Minh Trọng, Trưởng khoa Ngoại gan mật, tiêu hoá và ung bướu chia sẻ: Đây là ca bệnh khó khăn, chúng tôi cần sự phối hợp của các bác sĩ ở các chuyên ngành khác nhau, đặc biệt là cộng đồng người hiến máu phenotype.

Hiện Viện huyết học truyền máu Trung ương đã liên hệ với cộng đồng người hiến máu phenotype nhưng mới chỉ được 1 đơn vị máu phù hợp, trong khi nhu cầu của bệnh nhân cần từ 3 - 4 đơn vị "Chúng tôi vẫn đang chờ đợi và hy vọng”.

Theo Đời sống
Hội chứng siêu nữ có nguy hiểm không?

Hội chứng siêu nữ có nguy hiểm không?

Biểu hiện của hội chứng 3X có thể khác nhau rất nhiều giữa các cô gái và phụ nữ mắc bệnh này. Có thể không phát hiện ở vẻ bề ngoài nếu ở những trường hợp chỉ có các triệu chứng nhẹ.
back to top