Nguyên nhân gây vảy nến và giải pháp cải thiện bệnh

Vảy nến là bệnh mạn tính ngoài da thường xuyên tái phát. Nhiều người cảm thấy xấu hổ, tự ti vì mắc vảy nến. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết nguyên nhân chính gây bệnh và giải pháp cải thiện hiệu quả nhé!

Nguyên nhân chính gây bệnh vảy nến

Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 2 - 3% tổng số người mắc vảy nến. Bệnh thường gặp trong độ tuổi từ 10 - 50, nam và nữ có tỷ lệ tương đương nhau.

Bệnh vảy nến nhẹ sẽ ảnh hưởng ít hơn 3% diện tích cơ thể, 3 - 10% là mức độ vừa, trên 10% được coi là nghiêm trọng. Thống kê gần đây nhất cho thấy, khoảng 1/4 số trường hợp mắc vảy nến từ trung bình đến nặng.

Vảy nến là bệnh mạn tính, có thể tái phát thường xuyên. Vảy nến khởi phát do nhiều yếu tố tác động, tuy nhiên nguyên nhân sâu xa là bởi hệ miễn dịch bị rối loạn, suy yếu, dẫn đến tình trạng tự miễn dịch (tức là các tế bào miễn dịch thay vì tấn công tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể thì tấn công vào biểu bì da, các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến bệnh vảy nến). Không chỉ vậy, tế bào biểu bì da lại rất mỏng manh, do vậy dễ bị tổn thương, gây viêm nhiễm.

anh-minh-hoa.png
Hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn dẫn đến vảy nến.

> Xem thêm: Bệnh vảy nến có trị được không TẠI ĐÂY! 

Điều trị vảy nến bằng cách nào?

Triệu chứng vảy nến thường gặp là xuất hiện những mảng dày, đỏ được bao phủ bởi các vảy trắng hoặc bạc. Để cải thiện những triệu chứng khó chịu của bệnh vảy nến, người mắc có thể thử các cách sau:

Dùng thuốc

Một số thuốc điều trị vảy nến thường dùng bao gồm:

● Calcipotriene có sẵn dưới dạng kem, thuốc mỡ và dung dịch. Thuốc chứa vitamin D, có thể thay đổi các tế bào da phát triển trên cơ thể bị ảnh hưởng bởi bệnh vảy nến.

● Sự kết hợp giữa corticosteroid (betamethasone) và vitamin D (calcipotriene) có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ của bệnh vảy nến. Thuốc cũng thay đổi cách tế bào da phát triển trên các khu vực bị ảnh hưởng.

● Tazarotene có dạng kem, gel. Thuốc giúp tăng khả năng tái tạo tế bào da, giảm số lượng mảng bám.

● Retinoids là dẫn xuất của vitamin A. Thuốc có tác dụng giảm viêm và tăng trưởng tế bào. Dùng thuốc từ 2 - 12 tuần để cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến.

● Methotrexate là loại thuốc có thể ngăn tế bào da phát triển quá mức. Tuy nhiên, thuốc cần có chỉ định của bác sĩ. Thuốc có sẵn ở nhiều dạng khác nhau nhưng viên uống thường được sử dụng nhiều nhất để điều trị bệnh vảy nến.

● Cyclosporine hoạt động bằng cách điều hòa miễn dịch, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc của bệnh vảy nến. Thuốc được dùng bằng đường uống và sử dụng một lần trong ngày vào cùng một thời điểm.

Thuốc sinh học
Thuốc sinh học là thuốc tiêm từ các chất tự nhiên giúp làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể, giảm viêm và mẩn đỏ do bệnh vảy nến gây ra. Một số thuốc sinh học thường được sử dụng như Adalimumab (Humira) và Etanercept (Enbrel).

Liệu pháp tia cực tím (UV)

Trong liệu pháp quang trị liệu, vùng da bị ảnh hưởng được chiếu tia cực tím UVB. Phương pháp điều trị này đặc biệt hiệu quả đối với bệnh vảy nến. Ánh sáng nhân tạo thường được sử dụng nhất trong quang trị liệu là UVB dải hẹp.  > Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Cyclosporin an toàn trong điều trị vảy nến TẠI ĐÂY!

Kim Miễn Khang và Explaq - Bộ đôi thảo dược hỗ trợ cải thiện vảy nến

Hiện nay, nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm thảo dược kết hợp với phương pháp điều trị Tây y để điều hòa miễn dịch, cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến, ngăn ngừa tái phát. Trong đó, bộ đôi viên uống Kim Miễn Khang chứa thành phần chính là cây sói rừng và kem bôi Explaq chứa thành phần từ chitosan được người bệnh ưu tiên lựa chọn hơn cả.

anh-minh-hoa-1.png


Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da Explaq

Sản phẩm Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng. Nguyên liệu này đã được nghiên cứu ở Đại học Thẩm Dương (Trung Quốc) chứng minh có hiệu quả giúp tăng cường miễn dịch, tác động vào nguyên nhân gây vảy nến. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp cùng các thảo dược quý khác có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống tự miễn hiệu quả, từ đó giúp tăng cường năng lượng tế bào, điều hòa hệ miễn dịch, ngăn ngừa và hỗ trợ cải thiện vảy nến.

Kem bôi Explaq với thành phần chính là chitosan kết hợp với dịch chiết lá sòi, ba chạc, phá cố chỉ, dầu dừa… có tác dụng làm mềm, dưỡng ẩm da, giúp mang lại làn da mịn màng, sạch vảy. Đặc biệt, chitosan đã được nghiên cứu tại trường Đại học Y Harvard với tác dụng kháng khuẩn giúp nhanh lành vết thương và giúp các thuốc bôi vảy nến tăng thấm qua da.

Đặc biệt, bộ đôi trong uống ngoài bôi Kim Miễn Khang và Explaq là sản phẩm thảo dược đầu tiên trên thị trường có nghiên cứu lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn như Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hiệu quả tích cực.

Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, bộ đôi này đã vinh dự đón nhận rất nhiều giải thưởng như: Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em, Top Brand 2019...

Dù chưa có giải pháp chữa khỏi hoàn toàn vảy nến, tuy nhiên bạn vẫn dễ dàng kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng bằng sản phẩm từ thiên nhiên. Trong đó, sử dụng bộ sản phẩm thảo dược trong uống, ngoài bôi Kim Miễn Khang & Explaq là giải pháp hay đang được nhiều người lựa chọn.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh...

Quảng cáo

Theo Đời sống
Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Dị vật đường ăn rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn, nuốt đau, nuốt khó, không ăn uống được cho bệnh nhi, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng tạo ổ mủ trong thực quản nếu dị vật bị sót lại.
back to top