Bác sĩ mách cách phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) gây ra nhiều biến chứng nguy kịch cho sức khỏe nên cần biết cách phòng tránh.

COPD kèm theo các biến chứng với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng và nguy kịch tính mạng với các biến chứng: Đợt cấp COPD ngày càng nhiều và nặng hơn; Nhiễm trùng phổi; Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS); Giãn phế nang; Tràn khí màng phổi; Suy tim; Rung tâm nhĩ; Trầm cảm, lo âu; Rối loạn giấc ngủ; Ung thư phổi; Tăng áp động mạch phổi; Xẹp phổi,...

Các bác sĩ Trung tâm Y tế Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, chủ đề của Ngày Thế giới phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) năm 2024 sẽ là “Lá phổi cho cuộc đời” diễn ra ngày 15/11.

Chủ đề năm nay nhằm mục đích nhấn mạnh tầm quan trọng của lá phổi đối với cuộc sống. Bạn chỉ được sinh ra với hai lá phổi. Từ khi phát triển đến khi trưởng thành, giữ cho phổi khỏe mạnh là một phần không thể thiếu của sức khỏe và hạnh phúc.

Chiến dịch này sẽ tập trung vào các yếu tố nguy cơ gây ra COPD và những gì chúng ta có thể làm để tăng cường sức khỏe phổi suốt đời cũng như bảo vệ các nhóm dân số dễ bị tổn thương.

Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân

Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân

Tránh những thực phẩm gây bệnh

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây mắc Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường nơi ở, không khí ô nhiễm, yếu tố di truyền, hen phế quản, lao phổi, ...

Nếu không phát hiện điều trị sớm và không tuân thủ điều trị bệnh diến biến nặng dần và kèm theo các biến chứng với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng và nguy kịch tính mạng với các biến chứng như sau: Đợt cấp COPD ngày càng nhiều và nặng hơn; Nhiễm trùng phổi; Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS); Giãn phế nang; Tràn khí màng phổi; Suy tim; Rung tâm nhĩ; Trầm cảm, lo âu; Rối loạn giấc ngủ; Ung thư phổi; Tăng áp động mạch phổi; Xẹp phổi,...

Các biện pháp phòng bệnh và giảm đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi đã mắc bệnh

- Cai thuốc lá, thuốc lào: 90% BN mắc COPD có hút thuốc lá (chủ động hoặc thụ động). Việc ngưng hút thuốc lá thuốc lào giúp tình trạng bệnh ổn định hơn.

- Tiêm phòng vacxin cúm hàng năm vào đầu mùa thu và vacxin phế cầu 1 lần trong đời. Nhất là bệnh nhân trên 65 tuổi và có rối loạn thông khí nặng trở lên.

- Tránh tiếp xúc khói bụi, ô nhiễm môi trường từ khói bụi nghề nghiệp than, đá, xi măng, sợi bông vải, khí chất đốt sinh học, hóa học độc hại, lông chó mèo, bụi phấn hoa…

- Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của Y bác sĩ: giúp giảm triệu chứng khó thở, giảm tỷ lệ xảy ra đợt cấp, người bệnh cần phải thường xuyên mỗi tháng một lần đến cơ sở y tế chuyên khoa bệnh phổi để tái khám, đánh giá tình trạng bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị, chế độ tập luyện phục hồi chức năng (PHCN), vật lý trị liệu (VLTL)…

- Tập VLTL, tập PHCN và thường xuyên tập thể dục phù hợp với sức khỏe nhằm cải thiện chức năng hô hấp (CNHH) và tăng cường sức khỏe.

Bác sĩ mách cách phòng bệnh COPD bảo vệ lá phổi cuộc đời - Ảnh minh họa

Bác sĩ mách cách phòng bệnh COPD bảo vệ lá phổi cuộc đời - Ảnh minh họa

Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần làm gì để đạt hiệu quả điều trị

- Để việc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mang lại hiệu quả cao, việc đầu tiên là người bệnh phải thay đổi thói quen sống.

Ngoài việc điều trị dự phòng đều đặn hàng ngày bằng các thuốc xịt, hít và theo hướng dẫn của bác sỹ. Người mắc bệnh COPD cần tuân thủ chế độ điều trị không dùng thuốc để kiểm soát bệnh.

- Đầu tiên, người bệnh cần ngừng ngay việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như: khói thuốc lá, thuốc lào, bụi khói, khí độc hại (bếp than, củi hay khí độc). Cần cai thuốc lá, thuốc lào ngay nếu đang sử dụng.

- Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tập VLTL, tập PHCN và thường xuyên tập thể dục phù hợp với sức khỏe nhằm cải thiện CNHH và tăng cường sức khỏe.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp.

- Giữ vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng khí.

- Giữ ấm cổ và ngực về mùa lạnh.

- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng của tai mũi họng và răng hàm mặt, nhiễm trùng đường hô hấp như: cúm, viêm phổi. Đây cũng là một trong các yếu tố nguy cơ gây đợt cấp.

- Việc chủ động tiêm các loại vắcxin phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là việc làm quan trọng giúp bảo vệ phổi, phòng nhiễm trùng đường hô hấp hiệu quả sẽ phòng và giảm diễn biến nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Theo Đời sống
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top