Nên luộc thịt bằng nước sôi hay lạnh?

Thịt luộc là món ăn thơm ngon, nhưng nhiều người thường đặt câu hỏi không biết nên luộc thịt bằng nước nóng hay nước lạnh để đảm bảo an toàn thực phẩm và dinh dưỡng?
Nên luộc thịt bằng nước sôi hay lạnh để đảm bảo an toàn thực phẩm?

Nên luộc thịt bằng nước sôi hay lạnh để đảm bảo an toàn thực phẩm?

Ưu nhược điểm khi luộc thịt bằng nước sôi

Có rất nhiều người thường chọn luộc thịt bằng nước sôi bởi như vậy thịt sẽ chín nhanh hơn và đồng thời loại bỏ được những chất bẩn có trong thịt lợn nuôi tăng trọng. Bởi vì cách luộc này rất ít thấy bọt nổi lên khiến nhiều người nghĩ là thịt sạch, không còn tồn dư chất tăng trọng hoặc hóa chất trong thịt lợn.

Nhưng trên thực tế khi bạn luộc thịt bằng nước sôi bạn phải thả miếng thịt đang còn sống nguyên vào nồi nước sôi các thớ thịt và hợp chất protein cứng đóng vón lại, các chất protein bên trong không thôi ra. Và chính điều này sẽ làm cho nước luộc thịt có nhiều bọt hơn bình thường. Trên thực tế, phần bọt nổi lên trên không phải chất độc hay chất bẩn của thịt mà thực chất đó chính là protein của thịt.

Tuy nhiên, ưu điểm của cách luộc thịt bằng nước sôi là thịt chín nhanh hơn và miếng thịt sau khi luộc thịt bằng nước sôi, thường co lại và khi để nguội thái ra thì phần thịt sẽ săn chắc và khi ăn sẽ đậm vị hơn ngon hơn, nên nhiều người thích ăn thịt luộc kiểu này.

Ưu và nhược điểm khi luộc thịt bằng nước lạnh

Đây là cách luộc thịt khá phổ biến tức là bạn sẽ cho thịt vào nước nguội từ đầu, quá trình luộc các dinh dưỡng ở gian bào sẽ thôi ra, khi các chất này thôi ra, chất cặn bã cũng thôi ra và sẽ dùng môi hoặc thìa vớt phần bọt nổi lên trên bỏ đi. Cách làm này giúp thịt loại bỏ cặn bẩn. Nhưng trên thực tế thì luộc thịt nước lạnh thì sẽ mất nhiều thời gian hơn. Đồng thời, do miếng thịt ngâm trong nước lâu hơn nên sẽ bị nhạt vị không ngon ngọt như luộc thịt bằng nước sôi.

Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn thế nào là căn cứ vào nhu cầu của mỗi gia đình, nhiều gia đình muốn ăn miếng thịt ngon ngọt thì sẽ chọn cách thả thịt vào nồi nước đang sôi. Còn người có nhu cầu ăn thịt sạch hơn thì họ nên chọn cách thả thịt vào nước lạnh từ đầu mới đun sôi lên chờ khi thịt chín rồi vớt ra. Cách luộc thịt nào cũng có những ưu nhược điểm riêng của mình. Chính vì vậy, bạn có thể lựa chọn cách luộc phù hợp với gia đình mình và sở thích thói quen trong nhà.

Ngoài ra, để đảm bảo món thịt thơm ngon hấp dẫn nên lựa chọn những miếng thịt lợn thơm ngon, không nhiễm bệnh không hóa chất. Thịt lợn bên ngoài có màu đỏ hoặc hồng tươi. Trên da lợn và thịt lợn không xuất hiện những vết đỏ, hoặc vết tụ máu bởi nếu có chứng tỏ thịt lợn nhiễm bệnh không nên mua.

Một số mẹo để luộc thịt ngon

Trước khi luộc cần sơ chế bằng cách cạo sạch phần lông ở da, dùng chanh và muối hạt chà xát rồi rửa sạch. Muối có tác dụng thẩm thấu loại bỏ phần nào chất bẩn, còn chanh khử mùi hiệu quả, hơn nữa chất citric, vitamin C giúp thịt thơm và tươi ngon hơn. Nếu luộc thịt nạc thăn nên ngâm vào nước muối pha đường tỷ lệ 4-5% (500 ml nước pha thêm 20-25 gr muối, 20-25 gr đường).

Dùng nguyên liệu phụ trợ để tăng thêm hương vị: Thêm nhánh gừng rửa sạch vỏ đập dập, hành khô hoặc hành tây, chút rượu trắng khử mùi cùng gia vị (muối, hạt nêm, hạt tiêu) khi luộc thịt sẽ thơm hơn, ngọt thịt hơn. Có thể dùng sả nhưng mùi hơi mạnh, khó tận dụng nếu lấy nước dùng nấu canh.

Khi luộc thịt nên để lửa liu riu để chín từ từ cả bên ngoài và bên trong, hơn nữa luộc chín tới miếng thịt sẽ có màu phớt hồng nhẹ đẹp mắt. Tùy kích thước miếng thịt to hay nhỏ mà thời gian luộc khác nhau, trung bình từ 15 phút là vừa chín, tắt bếp đậy vung ngâm cho thịt ngậm nước sẽ mọng ngọt, mềm thơm mà không bị khô, không bị thâm đen mặt ngoài.

Nếu muốn ăn thịt da giòn (như thịt chân giò bó luộc) sau khi chín vớt ra ngâm vào âu nước đá sạch, pha thêm chút nước cốt chanh. Việc sốc nhiệt giúp da săn lại, trắng và giòn hơn.

Theo Đời sống
Mướp đắng rất tốt nhưng ai không nên ăn?

Mướp đắng rất tốt nhưng ai không nên ăn?

Không chỉ tạo nên các món ăn ngon, mướp đắng còn giúp cải thiện chức năng tim mạch, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giúp giảm cholesterol máu. Tuy nhiên vẫn có một số người có thể gặp vấn đề khi sử dụng loại quả này.
back to top