Mức đường huyết cần kiểm soát khi bị đái tháo đường

Đường máu của bệnh nhân đái tháo đường ở trong giới hạn cho phép: đường máu đói = 4,4 – 7,2 mmol/L và đường máu sau ăn < 10 mmol/L, nghĩa là 100% số lần thử đều phải đạt mục tiêu này.

Hỏi: Mẹ tôi mới phát hiện bệnh đái tháo đường. Bà uống thuốc đều nhưng tuần này thử đường máu buổi sáng thấy có lúc cao đến 9,5 – 9,8 mmol/L. Xin hỏi, mức đường huyết như thế nào để đảm bảo an toàn?

Vũ Thị Thư (Hải Dương)

Mức đường huyết cần kiểm soát khi bị đái tháo đường ảnh 1

Mức đường huyết cần kiểm soát khi bị đái tháo đường

TS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai: Đường máu của bệnh nhân đái tháo đường ở trong giới hạn cho phép: đường máu đói = 4,4 – 7,2 mmol/L và đường máu sau ăn < 10 mmol/L, nghĩa là 100% số lần thử đều phải đạt mục tiêu này.

Để kiểm soát được đường máu ở ngưỡng cho phép như trên là điều vô cùng khó khăn. Vậy đường máu tốt hay xấu đến mức nào là có thể chấp nhận được?

Với sự ra đời của máy đo đường máu liên tục – CGM (Continuos glucose monitoring) đã cho chúng ta câu trả lời, đó chính là Khoảng thời gian đường máu nằm trong mục tiêu – TIR (Time In Range).

Với những bệnh nhân đái tháo đường thông thường thì TIR = 70% (tức có khoảng 70% thời gian trong ngày có đường huyết nằm trong ngưỡng từ 4,0 – 10,0 mmol/L) là đạt yêu cầu. Vấn đề quan trọng là 30% thời gian còn lại trong ngày thì đường máu có thể cao > 10,0 hoặc thấp < 4,0 mmol/L nhưng không được quá cao hoặc quá thấp.

Cụ thể là: Thời gian đường máu cao > 10 – 13,8 mmol/L không được quá 25%; Thời gian đường máu rất cao > 13,8 mmol/L không được quá 5%; Thời gian đường máu thấp < 4,0 nhưng > 3,0 mmol/L không được quá 4%; Thời gian đường máu rất thấp < 3,0 mmol/L không được quá 1%.

Như vậy, với một bệnh nhân 70 tuổi, đường máu 9,5 – 9,8 mmol/L là chưa đạt yêu cầu nhưng không quá đáng ngại.

Bạn hãy đưa bà đi khám, các bác sĩ sẽ điều chỉnh liều thuốc để giảm dần sau vài ngày.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top