Mùa xuân, ăn gì để cơ thể tươi trẻ?

Dưỡng sinh kéo dài tuổi thọ có những nguyên tắc riêng theo mùa, về mùa xuân nên dùng thực phẩm như tỏi, gừng, hành, hạt tiêu, quế, hồi, hạt dẻ, củ mài, tôm,....

<p>Ph&eacute;p dưỡng sinh n&oacute;i chung v&agrave; dưỡng sinh ẩm thực n&oacute;i ri&ecirc;ng l&agrave; một trong những di sản qu&yacute; gi&aacute; của y học cổ truyền phương Đ&ocirc;ng. Dưỡng sinh ẩm thực c&ograve;n gọi l&agrave; &ldquo;bảo sinh ẩm thực&rdquo;, &ldquo;nhiếp sinh ẩm thực&rdquo;, &ldquo;đạo sinh ẩm thực&rdquo;...ch&iacute;nh l&agrave; những hoạt động t&iacute;ch cực của con người trong việc ăn uống nhằm th&iacute;ch nghi ng&agrave;y c&agrave;ng tốt hơn với m&ocirc;i trường tự nhi&ecirc;n v&agrave; x&atilde; hội để g&igrave;n giữ, bảo vệ v&agrave; n&acirc;ng cao sức khỏe, k&eacute;o d&agrave;i tuổi thọ.</p> <p>Một trong những nguy&ecirc;n tắc chung hết sức quan trọng của ph&eacute;p dưỡng sinh ẩm thực phương Đ&ocirc;ng l&agrave; phải &ldquo;thuận theo tự nhi&ecirc;n&rdquo; m&agrave; tự nhi&ecirc;n lại c&oacute; bốn m&ugrave;a cho n&ecirc;n trong mỗi m&ugrave;a lại c&oacute; những nguy&ecirc;n tắc ri&ecirc;ng m&agrave; con người phải tu&acirc;n thủ nghi&ecirc;m ngặt nếu như muốn thu được hiệu quả thực sự. Vậy, khi m&ugrave;a xu&acirc;n đến, ph&eacute;p dưỡng sinh ẩm thực cần ch&uacute; &yacute; những g&igrave;?</p> <p><span>Thứ nhất,</span> n&ecirc;n trọng dụng những đồ ăn thức uống c&oacute; t&iacute;nh &ocirc;n ấm v&agrave; bồi bổ dương kh&iacute;. M&ugrave;a xu&acirc;n, vạn vật phục hồi, dương kh&iacute; thịnh, kh&iacute; dương trong nh&acirc;n thể cũng tăng l&ecirc;n, l&uacute;c n&agrave;y rất cần phải dưỡng dương. Kh&iacute; dương ch&iacute;nh l&agrave; động lực v&agrave; năng lượng của sự sống. Theo đ&oacute;, về m&ugrave;a xu&acirc;n n&ecirc;n d&ugrave;ng nhiều c&aacute;c thực phẩm như tỏi, gừng, h&agrave;nh, hẹ, hạt ti&ecirc;u, quế, hồi, hạt dẻ, củ m&agrave;i, thịt ch&oacute;, thịt d&ecirc;, thịt chim sẻ, t&ocirc;m... v&agrave; những đồ ăn thức uống c&oacute; t&iacute;nh cay ấm để sinh ph&aacute;t dương kh&iacute;.</p> <p><span>Th</span><span>ứ hai, </span><span>n&ecirc;n ăn nhiều đồ ngọt, ăn &iacute;t chất chua. Y học cổ truyền cho rằng, tỳ vị l&agrave; gốc của hậu thi&ecirc;n, l&agrave; nguồn sinh ho&aacute; kh&iacute; huyết của cơ thể. Tỳ vị vượng thịnh th&igrave; cơ thể khỏe mạnh v&agrave; sống l&acirc;u. Nhưng v&agrave;o m&ugrave;a xu&acirc;n can kh&iacute; l&agrave;m chủ, can thuộc mộc, tỳ thuộc thổ. Theo học thuyết Ngũ h&agrave;nh, mộc khắc thổ cho n&ecirc;n m&ugrave;a xu&acirc;n can kh&iacute; vượng thịnh dễ l&agrave;m hại tỳ vị, ảnh hưởng kh&ocirc;ng tốt đến chức năng ti&ecirc;u ho&aacute; v&agrave; hấp thu của cơ thể. Dinh dưỡng học phương Đ&ocirc;ng cho rằng, năm vị quy v&agrave;o năm tạng: vị chua v&agrave;o can, vị ngọt v&agrave;o tỳ, vị cay v&agrave;o phế, vị đắng v&agrave;o t&acirc;m, vị mặn v&agrave;o thận.</span></p> <p><img alt="Canh Ngân nhĩ" src="http://suckhoedoisong.vn//suckhoedoisong.vn/Images/thanhloan/2017/03/22/duong-sinh-am-thuc-mua-xuan.jpg" title="Canh Ngân nhĩ" /></p> <p><span><em>Canh Ng&acirc;n nhĩ</em></span></p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <div>Đồ ăn thức uống c&oacute; vị ngọt c&oacute; thể bổ &iacute;ch cho tỳ kh&iacute;, vậy n&ecirc;n v&agrave;o m&ugrave;a xu&acirc;n ăn nhiều đồ ngọt để tăng cường c&ocirc;ng năng của tỳ thổ v&agrave; ăn &iacute;t chất chua để giảm bớt sự vượng thịnh của can mộc. Những thức ăn gi&agrave;u đạm v&agrave; đường cần được trọng dụng như thịt nạc, trứng gia cầm, sữa, mật ong, rau quả tươi, c&aacute;c loại mứt&hellip; Ngo&agrave;i ra, về m&ugrave;a xu&acirc;n c&ograve;n phải ch&uacute; &yacute; ki&ecirc;ng d&ugrave;ng những đồ ăn thức uống sống lạnh để tr&aacute;nh l&agrave;m tổn thương tỳ vị.</div> <p><span>Thứ ba,</span> ăn uống n&ecirc;n thanh đạm v&agrave; đa dạng. Thức ăn b&eacute;o ngậy thường kh&oacute; ti&ecirc;u, kh&oacute; hấp thu v&agrave; dễ g&acirc;y cảm gi&aacute;c ngấy ch&aacute;n khiến người ta cảm thấy mệt mỏi, đầy bụng, chậm ti&ecirc;u. Bởi vậy, về m&ugrave;a xu&acirc;n ăn uống cần phải thanh đạm, hạn chế ăn những đồ b&eacute;o ngậy, nhiều mỡ động vật, c&aacute;c m&oacute;n ăn chi&ecirc;n x&agrave;o, quay r&aacute;n&hellip; Đồng thời phải đa dạng h&oacute;a c&aacute;c đồ ăn thức uống, biết phối hợp c&aacute;c m&oacute;n ăn với nhau sao cho hợp l&iacute; v&agrave; khoa học, kết hợp h&agrave;i h&ograve;a giữa c&aacute;c thức ăn th&ocirc; v&agrave; tinh, kh&ocirc; v&agrave; lo&atilde;ng, mặn v&agrave; chay, thịt c&aacute; v&agrave; rau quả&hellip; như vậy mới gi&uacute;p cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, tinh lực ng&agrave;y xu&acirc;n trở n&ecirc;n dồi d&agrave;o.</p> <p><span>Thứ tư,</span> n&ecirc;n ăn nhiều rau quả tươi. Kết quả nghi&ecirc;n cứu cho thấy, sau một m&ugrave;a đ&ocirc;ng lạnh gi&aacute; cơ thể thường l&acirc;m v&agrave;o t&igrave;nh trạng thiếu vitamin, chất kho&aacute;ng, c&aacute;c nguy&ecirc;n tố vi lượng v&agrave; t&acirc;n dịch. Đ&oacute; l&agrave; nguy&ecirc;n nh&acirc;n g&acirc;y n&ecirc;n c&aacute;c chứng bệnh như vi&ecirc;m ni&ecirc;m mạc miệng, vi&ecirc;m m&eacute;p, vi&ecirc;m lưỡi, qu&aacute;ng g&agrave;, vi&ecirc;m da, ho khan, vi&ecirc;m họng, kh&ocirc; miệng... Bởi vậy, việc trọng dụng c&aacute;c loại rau quả tươi vốn chứa nhiều vitamin v&agrave; c&aacute;c nguy&ecirc;n tố vi lượng trong chế độ ăn l&agrave; hết sức cần thiết, trong đ&oacute; đặc biệt ch&uacute; &yacute; d&ugrave;ng c&aacute;c loại rau, quả như cam qu&yacute;t, dưa hấu, t&aacute;o, chuối ti&ecirc;u, rau hẹ, rau ch&acirc;n vịt, măng, c&agrave; rốt, củ đậu, củ m&agrave;i, hạt dẻ, m&atilde; thầy, ng&oacute; sen, gi&aacute; đỗ, c&agrave; chua, sắn d&acirc;y, c&aacute;c loại nấm...</p> <p><span>Thứ năm,</span> n&ecirc;n ăn những loại thực phẩm c&oacute; c&ocirc;ng dụng giải nhiệt b&ecirc;n trong. Trong y học cổ truyền, nhiệt b&ecirc;n trong được gọi l&agrave; nội nhiệt hay uất nhiệt. Theo quan niệm của Đ&ocirc;ng y, v&agrave;o m&ugrave;a đ&ocirc;ng để chống chọi với gi&aacute; r&eacute;t người ta thường mặc nhiều quần &aacute;o, ăn uống nhiều đồ cay n&oacute;ng, thậm ch&iacute; d&ugrave;ng rượu th&aacute;i qu&aacute; n&ecirc;n cơ thể t&iacute;ch nhiều nhiệt b&ecirc;n trong, đến m&ugrave;a xu&acirc;n dưới t&aacute;c động của phong kh&iacute; b&ecirc;n ngo&agrave;i, thứ nhiệt n&agrave;y c&oacute; xu hướng ph&aacute;t t&aacute;n ra b&ecirc;n ngo&agrave;i m&agrave; sinh ra c&aacute;c chứng v&aacute;ng đầu, tức ngực, phiền muộn, tứ chi nặng nề... Bởi thế, ph&eacute;p dưỡng sinh ẩm thực m&ugrave;a xu&acirc;n khuy&ecirc;n n&ecirc;n trọng dụng những đồ ăn thức uống c&oacute; c&ocirc;ng dụng thanh trừ nội nhiệt, bổ &acirc;m để dưỡng dương như c&aacute;c loại dưa, củ m&agrave;i, đậu đen, nước m&iacute;a, nước rau m&aacute;, rau diếp c&aacute;, ng&oacute; sen, rau kim ch&acirc;m, ng&acirc;n nhĩ, hạt sen, tr&agrave; hoa c&uacute;c, tr&agrave; kỷ tử, ba ba, c&aacute; chạch, lươn...</p> <p>Nguy&ecirc;n tắc dưỡng sinh ẩm thực m&ugrave;a xu&acirc;n chủ yếu gồm 5 điểm n&ecirc;u tr&ecirc;n, tuy nhi&ecirc;n trong qu&aacute; tr&igrave;nh vận dụng cũng phải tu&acirc;n thủ nguy&ecirc;n tắc &ldquo;Tam nh&acirc;n chế nghi&rdquo;, nghĩa l&agrave; phải t&ugrave;y người m&agrave; d&ugrave;ng, t&ugrave;y nơi m&agrave; d&ugrave;ng v&agrave; t&ugrave;y l&uacute;c m&agrave; d&ugrave;ng. V&iacute; như, người c&oacute; bệnh đ&aacute;i th&aacute;o đường th&igrave; cho d&ugrave; l&agrave; m&ugrave;a xu&acirc;n cũng kh&ocirc;ng n&ecirc;n ăn nhiều đồ ngọt, người bị tăng huyết &aacute;p kh&ocirc;ng n&ecirc;n ăn nhiều đồ mặn, người c&oacute; thể chất dương thịnh th&igrave; kh&ocirc;ng n&ecirc;n d&ugrave;ng nhiều đồ cay n&oacute;ng v&agrave; tr&aacute;ng dương, người &acirc;m thịnh th&igrave; kh&ocirc;ng n&ecirc;n d&ugrave;ng nhiều đồ m&aacute;t lạnh v&agrave; dưỡng &acirc;m, tiết trời trở lạnh th&igrave; kh&ocirc;ng n&ecirc;n d&ugrave;ng nhiều đồ m&aacute;t lạnh...</p> <div> <div> <div> <div>&nbsp;</div> <div>&nbsp;</div> </div> </div> <div> <div>&nbsp;</div> </div> </div>

Theo suckhoedoisong.vn
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top