Món ăn ngỡ bình dân, nay "lên đời" thành đặc sản nhiều người mê mệt
Hoàng Minh (tổng hợp)
Bánh trứng kiến, rau sắn muối chua, tóp mỡ, cà dầm tương,... là các món ăn bình dân tại các vùng quê khi còn khó khăn, giờ trở thành đặc sản khiến chị em Hà Nội thi nhau "chốt đơn".
chia sẻ
Khoảng những năm 1990 trở về trước, chỉ các gia đình nghèo mới sử dụng tóp mỡ như một món ăn chính. Nhưng hiện nay, thứ đồ ăn dân dã mà nhiều người chán ngán lại trở thành đặc sản, đắt hơn cả thịt lợn thông thường. Ảnh: Facebook
Giá mỗi cân tóp mỡ dao động từ 300.000 - 400.000 đồng/kg, loại đặc biệt có thể lên đến 500.000 đồng/kg. Ảnh: Facebook
Để tiện cho khách mua hàng, tóp mỡ được các tiểu thương đóng túi hút chân không hoặc ép thành bánh. Ảnh: Facebook
Bánh trứng kiến là đặc sản của người Tày ở vùng Cao Bằng, Bắc Kạn, mỗi năm chỉ có một lần. Vì vậy, khách muốn mua thường phải xếp hàng hoặc chờ cả tuần mới có hàng. Ảnh: Baocaobang
Nguyên liệu chính của bánh là trứng kiến. Do phụ thuộc vào nguyên liệu đặc biệt này nên hàng năm chỉ có thể làm bánh từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 Dương lịch. Ảnh: Vietnamnet
Trứng kiến dùng để gói bánh phải có tổ sống ở trên cây, thuộc dòng kiến đen, nằm sâu trong rừng. Một cân trứng kiến dao động từ 250.000 - 300.000 đồng. Còn bánh trứng kiến giá 60.000 đồng/5 bánh, 120.000 đồng/10 bánh. Ảnh: Vietnamnet
Rau sắn muối chua hay còn gọi dưa lá sắn vốn là món ăn dân dã ở Phú Thọ thời đói nghèo. Hiện nay, rau sắn muối trở thành đặc sản được nhiều chị em Hà Nội săn lùng, tìm mua. Ảnh: Facebook
Trên chợ mạng, rau sắn muối chua được rao bán từ 45.000 - 65.000 đồng/kg hoặc 10.000 - 15.000 đồng/bát nhỏ. Ảnh: Facebook
Rau sắn muối chua có thể nấu kèm với cá, ninh với xương làm món giải nhiệt hữu hiệu trong mùa hè. Ảnh: Facebook
Nhờ sự phát triển của mạng xã hội, cà dầm tương - món ăn dân dã tưởng như đã thất truyền gần đây được nhiều người biết đến. Thậm chí, giá bán lên tới 50.000 đồng/quả. Ảnh: Cà dầm tương
Món ăn tưởng chỉ có trong ca dao này là đặc sản nức tiếng của xứ Đoài, làng Hoà Thôn, xã Tam Hiệp (Phúc Thọ, Hà Nội). Ảnh: Internet
Những năm gần đây, cà dầm tương được nhiều người biết đến, tìm mua ăn hoặc làm quà biếu. Ảnh: Internet
Cả nước hiện có hơn 800 ngàn bệnh nhân bị bệnh suy thận đang phải điều trị thay thế thận. Đáng lưu ý, có nhiều thanh niên còn rất trẻ đã phải chạy thận hàng tuần nhằm duy trì sự sống.
Trong Đông y, rau nhót có vị mặn, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu tích. Loại rau dại này rất giàu chất dinh dưỡng, có vị thơm ngon, có tác dụng bổ âm và làm khô phổi,...
Áp dụng đơn vị chuyển đổi thực phẩm sẽ giúp người bệnh đái tháo đường có chế độ dinh dưỡng hợp lý, được ăn đa dạng và linh hoạt mà vẫn kiểm soát được lượng đường trong máu.
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa tiến hành phẫu thuật cắt khối u gan lớn kích thước 5x5cm, kịp thời cứu sống người bệnh nam 70 tuổi (Đông Triều – Quảng Ninh).
Ngoài tác dụng tạo thêm hương vị cho món ăn, các loại gia vị nhà bếp phổ biến như quế, nghệ, gừng, tỏi còn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu cao.
Với vị ngon đặc biệt nên cá chiên sông Đà được người dân vùng núi Tây Bắc chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Trong đó, gỏi cá chiên sông Đà với hương vị đặc biệt khiến ai cũng phải tấm tắc khen ngon khi một lần được nếm qua.
Theo y học cổ truyền, thịt chim sẻ vị ngọt mặn, tính ấm, có công dụng bổ ngũ tạng, tráng dương, ích khí,... Chim sẻ được chế biến bằng nhiều hình thức như quay, rán, nướng, nấu cháo, ngâm rượu…