Theo nhiều chủ cửa hàng bán rau, trước Tết năm nay có nhiều đợt rét đậm nên nhà vườn trồng rau không nhiều.
Đây cũng chính là một nguyên nhân khiến nguồn cung rau ra thị trường ít hơn mọi năm. Ngoài ra, nhu cầu rau xanh trong mấy ngày Tết thường lớn nên cũng góp phần đẩy giá lên cao.
Rau xanh tăng giá còn do chợ đầu mối chưa hoạt động trở lại, hàng ít trong khi nhu cầu ăn rau thay thịt của người tiêu dùng sau dịp Tết tăng cao.
Nếu như trước Tết rau cải 15.000 đồng/kg thì sau Tết thường tăng đến 25.000.000 – 30.000 đồng/kg.
Súp lơ từ 10.000 đồng/cái có thể tăng lên thành 15.000 – 20.000 đồng/cái.
Tương tự rau xanh thì giá hoa quả cũng là mặt hàng có nguy cơ tăng giá sau Tết, khó tránh khỏi cao hơn bình thường những ngày sau Tết.
Các loại cá nước ngọt bày bán tại chợ dân sinh đặc biệt hút khách mỗi dịp sau Tết. Bởi trong những ngày Tết nhà nào cũng tiêu thụ nhiều thịt, dẫn đến ngán. Cá được cho là món đổi vị hấp dẫn từ ngày mùng 2 Tết. Vì vậy khá nhiều hộ nuôi cá để dành đến dịp này mới đánh bắt bán.
Vì thế, cá rô phi, cá chép, cá trôi, cá trắm được dự đoán tăng giá 10% – 20%.
Các loại hải sải tươi sống như tôm, mực, ngao…cũng nằm trong những mặt hàng có nguy cơ tăng giá sau Tết. Dự kiến sẽ cao hơn giá trong Tết từ 10.000 – 20.000 đồng/kg.
MT (tổng hợp)