Đói bụng là phản ứng tự nhiên của cơ thể báo hiệu cần nạp thêm thức ăn. Thông thường, 3 đến 5 tiếng là khoảng thời gian lý tưởng giữa các bữa ăn.
Tuy nhiên, một số người vừa mới ăn xong đã cảm thấy đói. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống không hợp lý:
Không uống đủ nước
Uống đủ nước là lời khuyên tốt cho sức khỏe rất phổ biến. Tuy nhiên, đôi khi vì một số lý do khách quan, làm bạn quên mất việc uống nước khi chưa có cảm giác khát. Uống ít nước có thể là nguyên nhân gây ra đói bụng. Ngoài ra, bạn cũng dễ nhầm lẫn cảm giác khát nước với cơn đói.
Khẩu phần ăn thiếu chất xơ
Ảnh minh họa |
Chất xơ giúp giảm cảm giác đói, bằng cách lấp đầy thể tích dạ dày và làm chậm quá trình tiêu hóa. Thêm vào đó, hàm lượng chất xơ cao bạn nạp vào, còn giúp cơ thể sinh ra acid béo chuỗi ngắn, từ đó tạo cảm giác no. Các khuyến cáo khuyên bạn nên ăn khoảng từ 25 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày, từ các nguồn như các loại đậu, rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…
Thiếu protein
Protein cần thiết cho cảm giác no. Chế độ ăn thiếu protein khiến cơ thể không thỏa mãn sau bữa ăn, dẫn đến cảm giác đói nhanh hơn.
Thực phẩm giàu protein như thịt gà, trứng, đậu và sữa chua tiêu hóa chậm, giúp no lâu hơn. Bỏ qua những thực phẩm này sẽ khiến bạn luôn thèm ăn.
Ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh có thể gây nhầm lẫn tín hiệu đói của cơ thể. Não bộ mất khoảng 20 phút để nhận biết cảm giác no. Ăn nhanh khiến bạn bỏ lỡ tín hiệu này, dẫn đến ăn quá nhiều và sau đó lại đói. Ăn chậm hơn cho phép cơ thể có thời gian nhận biết đã no và tránh ăn quá mức.
Áp lực thường xuyên, trầm cảm
Tình trạng stress, căng thẳng khiến nồng độ cortisol, một loại hormone có khả năng thúc đẩy cơn đói tăng cao và làm cơ thể thèm ăn, phát sinh nhu cầu ăn uống. Do đó, những rối loạn về cảm xúc, stress, áp lực trong công việc và cuộc sống sẽ khiến bạn có xu hướng ăn nhiều và nhanh đói hơn.
Ăn quá nhiều carb tinh chế
Carb tinh chế đã được chế biến cao và loại bỏ chất xơ, vitamin và khoáng chất của chúng.
Một trong những nguồn carb tinh chế phổ biến nhất là bột mì trắng, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm làm từ ngũ cốc như bánh mì và mì ống.
Các loại thực phẩm như nước ngọt, kẹo và bánh nướng, được làm bằng đường đã qua chế biến, cũng được coi là carbs tinh chế.
Vì carb tinh chế thiếu chất xơ nên cơ thể bạn tiêu hóa chúng rất nhanh. Đây là lý do chính khiến bạn có thể thường xuyên đói nếu ăn nhiều carb tinh chế, vì chúng không thúc đẩy cảm giác no đáng kể.
Để giảm lượng carb tinh chế của bạn, chỉ cần thay thế chúng bằng các loại thực phẩm toàn phần giàu chất dinh dưỡng như rau, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này vẫn chứa nhiều tinh bột, nhưng chúng rất giàu chất xơ, giúp kiểm soát tốt cơn đói