<p>Nếu cơ thể không bị sốt khi nhiễm trùng thì lại là một vấn đề nghiêm trọng. Tức là khi cơ thể nhiễm bệnh - chúng ta không được cảnh báo. Khi có dấu hiệu sốt, cần phải tìm nguyên nhân gây sốt để điều trị tận gốc và dùng thuốc hạ sốt khi cơ thể sốt quá cao để tránh những nguy hiểm.</p> <p>Tuy nhiên, với trẻ em, việc xử trí sốt và dùng thuốc hạ sốt cần có những hiểu biết nhất định cho người chăm sóc trẻ.</p> <h2><strong>Vì sao cơ thể bị sốt?</strong></h2> <p>Vùng hạ đồi trong não chúng ta được ví như một chiếc điều hòa nhiệt độ cho cơ thể. Chức năng của nó là nhận biết và điều chỉnh nhiệt độ. Với người bình thường, nhiệt độ luôn trên dưới 37oC.</p> <p>Khi cơ thể bị vi khuẩn hoặc virut tấn công và giải phóng ra một số hóa chất vào máu, lúc này cơ quan vùng hạ đồi nhận lệnh có sự tấn công đe doạ cơ thể, nó sẽ điều chỉnh nhiệt độ tăng cao hơn bình thường, lên đến 39-40oC, thậm chí cao hơn.</p> <p>Vùng hạ đồi điều chỉnh nhiệt cơ thể lên, sẽ có hiện tượng cơ thể run lẩy bẩy, đó là dấu hiệu ớn lạnh từ trong xương lúc mới bắt đầu sốt.Chính cái ớn lạnh này tăng nhiệt cho cơ thể, đến khi cơ thể “sốt đều”, nhiệt độ đạt mức nhiệt mới theo chỉ đạo vùng hạ đồi thì cơ thể dừng ớn lạnh.</p> <p>Tùy theo sự điều chỉnh của vùng hạ đồi, mà cơ thể sẽ sốt cao hay thấp. Lúc này toàn cơ thể trong tình trạng báo động. Tuyệt đối không được thấy cơ thể rét run, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ kêu lạnh mà đắp kín chăn, quấn kín cổ cho con - sẽ khiến tình trạng nhiệt càng tăng cao dẫn đến co giật.</p> <p>Khi nguyên nhân gây sốt được điều trị (chẳng hạn như do cơ thể nhiễm vi khuẩn thì sẽ được dùng kháng sinh), mầm bệnh được trấn áp thì vùng hạ đồi cơ thể sẽ về mức nhiệt 37oC - cơ thể ngừng sốt. Giai đoạn sẽ thấy nóng, mồ hôi toát ra để giải phóng nhiệt.</p> <p><img alt="Lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ" src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/14/m-ha_sot.jpg" title="Lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ" /></p> <h2><strong>Hạ sốt bằng cách nào?</strong></h2> <p>Đối với người trưởng thành, sốt không phải là điều gì quá to tát để bận tâm, khi nguyên nhân gây sốt được cơ thể tự điều chỉnh hoặc được thăm khám và uống thuốc theo chỉ định thì mọi chuyện sẽ ổn. Nhưng với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ thì sốt có thể là một dấu hiệu cần quan tâm đặc biệt.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Trẻ dưới 4 tháng tuổi nếu đo nhiệt thấy lớn hơn hoặc bằng 38 độ C, hoặc trên 4 tháng tuổi mà sốt không rõ nguyên nhân trên 24 giờ thì nhanh chóng cho trẻ đi bệnh viện.</p> <p>Đặc biệt chú ý đến một trong các hiện tượng như nôn ói, tiêu chảy liên tục, quan sát trên đầu thấy thóp phập phồng, da có phát ban thì nhanh chóng đưa đi cấp cứu.</p> <h2><strong>Xử lý tại nhà thế nào với trẻ trên 4 tháng tuổi chớm sốt</strong></h2> <p>Thuốc hạ sốt phổ biến hiện nay là paracetamol với liều 15mg/kg cân nặng và liều dùng cách nhau từ 4 - 6 tiếng. Loại thuốc này được ưu tiên dùng vì ít tác dụng phụ với trẻ.</p> <p>Hơn nữa nó cũng có nhiều dạng bào chế dùng cho trẻ nhỏ như dạng thuốc bột hòa tan, dạng siro, viên đạn đặt hậu môn... Tuy nhiên, người chăm sóc trẻ cần kiên nhẫn vì dù dùng thuốc gì hạ sốt cũng phải có thời gian.</p> <p>Ngoài ra còn có ibuprofen cũng có tác dụng hạ sốt, nhưng đó không phải là nhóm thuốc ưu tiên dùng cho trẻ em, muốn dùng loại thuốc này phải có bác sĩ chỉ định.</p> <p>Tuyệt đối không được nôn nóng hạ sốt quá nhanh bằng cách cho uống quá liều thuốc hạ sốt (hoặc thời gian dùng thuốc gần nhau quá) kết hợp ngâm nước ấm rồi lại kèm theo miếng dán...</p> <p>Vì khi thân nhiệt xuống quá nhanh, đột ngột rất nguy hiểm cho trẻ. Việc giảm sốt bằng thuốc thường sẽ tác dụng sau 30 phút, nhiệt độ từ từ về mức an toàn sau 1 đến 2 tiếng.</p> <p>Đối với một số trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp dùng 2 loại thuốc paracetamol và ibuprofen. Tuy nhiên, phụ huynh nên lưu ý, tùy từng trẻ và tùy từng bệnh mà bác sĩ có chỉ định dùng thuốc kết hợp này.</p> <p>Do đó không được tự ý sử dụng đơn thuốc đó cho lần sốt sau của trẻ, hoặc nghe phụ huynh của trẻ khác bị sốt được kê đơn như vậy mà mua về dùng.</p> <p>Tuyệt đối không chườm nước lạnh khi trẻ bị sốt, bởi nước lạnh sẽ làm co mạch, khiến lỗ chân lông không nở ra để thân nhiệt thoát ra ngoài. Mặc dù sờ thấy da trẻ mát, nhưng đó chỉ là cảm giác bên ngoài, còn bên trong có thể ví như “lò lửa bị bịt kín cửa”.</p> <p>Nếu bạn muốn chườm thì nên chườm nước ấm tầm 37-38 độ (dùng nhiệt kế hồng ngoại đo nước) vào vùng bẹn, nách, cổ... để mở lỗ chân lông, giúp cơ thể giải nhiệt.</p> <p>Điều cuối cùng nhưng cũng là điều vô cùng quan trọng, đó là bù nước cho bé khi sốt. Tốt nhất là nước cam, chanh, hoặc ít nhất là nước lọc... cơ thể lúc này cần nước hơn bao giờ hết, động viên bé uống từng chút một, uống bất cứ khi nào có thể...</p> <p> </p> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
Sốt như một cơn dự báo chính xác về tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, là báo động của cơ thể khi bị tổn thương.
Cơ sở Đông Y Hồng Lý hoạt động "chui", thách thức cơ quan chức năng
Ngày 2/1, Sở Y tế TP HCM cho biết vừa phát hiện địa chỉ hành nghề không phép trên địa bàn quận Bình Tân có dấu hiệu thách thức cơ quan quản lý nhà nước.
Cẩn trọng với bệnh viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em
Viêm mao mạch dị ứng là một dạng tổn thương hệ thống vi mạch lan tỏa ở nhiều cơ quan, ảnh hưởng đến da, tim mạch, hệ tiêu hóa, xương khớp… Tình trạng viêm này có thể gây chảy máu mao mạch nhỏ và nổi ban xuất huyết.
Nội soi cắt viêm ruột thừa ở vị trí hiếm gặp
Khi có đau bụng đặc biệt là đau bụng vùng bụng bên phải, nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế để chẩn đoán sớm bệnh viêm ruột thừa, tránh việc tự mua thuốc uống, làm cho bệnh nặng lên...
Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT theo năm
Trước đây danh mục bệnh chuyển tuyến 1 năm/lần có 62 bệnh, nhưng theo hướng dẫn mới có 141 bệnh, tăng 79 bệnh. Vậy đó là những bệnh nào?
Biến chứng mắt ở người bệnh đái tháo đường dễ mù lòa
Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng tại mắt. Tổn thương ở mắt âm thầm, kéo dài sẽ gây suy giảm thị lực dẫn đến mù lòa.
Một phát hiện hiếm về ung thư biểu mô tuyến giáp không biệt hóa
Phần lớn những người mắc ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa không thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên bệnh nhân được chữa trị kết hợp nhiều phương pháp khác nhau thì có thể cải thiện tình trạng bệnh cũng như kéo dài thời gian sống.
Ngứa, chảy nước mắt suốt nửa năm, đi khám phát hiện ký sinh trùng
Demodex là loài ký sinh trùng thuộc họ ve mạt, có kích cỡ nhỏ nhất trong ngành chân khớp. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây chắp, lẹo, tổn thương giác mạc,...
Tưởng táo bón đơn giản, không ngờ phải cắt bỏ đoạn ruột
Táo bón không chỉ khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Nguy hiểm hơn đó là biểu hiện của nhiều bệnh lý, có thể dẫn đến các bệnh viêm ruột nặng, tắc ruột, thủng ruột,….
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng
Thiếu hụt dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư vòm họng là vô cùng nguy hiểm. Việc thiếu hụt dinh dưỡng ở những bệnh nhân có khả năng cao sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong, giảm đáp ứng với điều trị...
Xem cách đi vệ sinh và chỉ số cơ thể để biết sống lâu hay không?
Sau tuổi trung niên hãy lắng nghe và theo dõi cách đi vệ sinh và các chỉ số cơ thể để biết cơ thể có khỏe mạnh và sống lâu hay không?
Rối loạn tiền đình ở người trẻ… nguy cơ tổn thương não
Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh không chỉ gây các triệu chứng chóng mặt, ù tai... mà nghiêm trọng hơn là trầm cảm, té ngã và nguy cơ đột quỵ tai biến.