Loại trái cây giúp giảm say xe, "trợ thủ đắc lực" cho các chuyến du lịch

Say tàu xe (mệt, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,...) là hiện tượng khá nhiều người gặp phải ở các mức độ khác nhau, gây bất tiện không nhỏ cho việc di chuyển.

Tình trạng say tàu xe xảy ra ở một số người là do sự mâu thuẫn giữa các luồng tín hiệu gửi tới não hoặc tiền đình bị kích thích quá mức. Ngoài ra, không gian kín, mùi khói thuốc, mùi xăng dầu của xe... cũng gây say. Thời tiết nắng nóng, di chuyển đường dài, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai dễ bị say xe hơn người khác.

Theo PGS.TS Vũ Đức Định, nguyên Giảng viên Học viện Quân y cho biết, các chứng say tàu xe đều xuất phát từ sự khác biệt về cảm nhận giữa cơ thể bạn (khi đang ngồi định vị trong tàu, xe) và những gì bạn thấy đang chuyển động bên ngoài. Và tiền đình là một cơ quan nằm ở ống tai trong cảm nhận vị trí, giúp cơ thể giữ thăng bằng, cho cảm giác đang di chuyển trong khi những gì bạn thấy lại cho cảm giác tĩnh.

Sự mất đồng bộ giữa cảm giác thị giác và cảm giác tiền đình (rối loạn cơ chế mắt - tiền đình) dẫn tới cơ thể mất định hướng, tạo ảo giác khiến cho các triệu chứng say tàu xe xuất hiện.

Nôn nao, buồn nôn là triệu chứng phổ biến nhất khiến mọi người mệt mỏi, kiệt sức khi bị say tàu xe. Để tránh cảm giác say xe, nên ăn nhẹ trước khi bắt đầu chuyến du lịch vì bụng đói có thể khiến bạn dễ bị say hơn.

Cần tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc có tính axit trong vài giờ trước khi đi du lịch. Không uống nhiều rượu vào buổi tối trước mỗi chuyến đi vì rượu làm tăng tốc độ mất nước và thường làm giảm khả năng chống say tàu xe của cơ thể. Không hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc.

Dưới đây là một số loại quả giúp giảm chứng say xe:

Quả cam, quýt

Cam, quýt rất giàu vitamin C giúp bạn lấy lại tinh thần, bổ sung nước khi di chuyển nhiều, tránh say nắng, say nóng. Ngậm một chút vỏ quýt, chanh có thể có thể giảm cảm giác nôn nao, hạn chế nguy cơ ói mửa, buồn nôn khi di chuyển bằng tàu xe.

Quả chanh

Chanh chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa. Một quả 60 g cung cấp khoảng 30 mg vitamin C, chiếm 30% lượng vitamin C khuyến nghị một ngày của người trưởng thành. Chanh còn chứa vi chất khác như magie, sắt, kali, vitamin A góp phần tăng cường hệ miễn dịch.

Vitamin và khoáng chất trong quả này giúp gan sản xuất dịch mật, hỗ trợ tiêu hóa. Khi đi đường, bạn có thể uống nước chanh giải nhiệt, giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, chanh có vị chua và tính axit. Người bị dạ dày, đường ruột nên hạn chế uống.

Dứa

Dứa giàu chất xơ, kích thích ruột co bóp, làm mềm phân, thúc đẩy chất thải ra ngoài nhanh hơn, cải thiện tình trạng đầy hơi và tiêu hóa kém.

Mía

Trong Đông y, mía tính lạnh, vị ngọt mát tự nhiên, có công dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, dễ hấp thụ. Mía còn cung cấp lượng đường và nước cho cơ thể, thích hợp để giải rượu. Lưu ý, khi uống giải rượu, nên dùng mía ép tươi chứ không dùng đường chế từ mía đã tinh luyện.

Chuối

Buồn nôn và say tàu xe thường do mất nước và dư thừa axit trong dạ dày. Ăn nhẹ một quả chuối nếu bạn cảm thấy mất nước và buồn nôn. Chuối có thể giúp phục hồi lượng kali thường bị cạn kiệt do tiêu chảy và nôn mửa.

Theo Đời sống
Những yếu tố gây tăng huyết áp buổi sáng

Những yếu tố gây tăng huyết áp buổi sáng

Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng.
back to top