Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các cơ quan của cơ thể. Những tác động lâu dài có thể xảy ra bao gồm tổn thương các mạch máu lớn (mao mạch) và nhỏ (vi mạch), có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ và các vấn đề về thận, mắt, nướu, bàn chân và dây thần kinh.
Để giảm nguy cơ ảnh hưởng lâu dài của bệnh đái tháo đường bằng cách giữ huyết áp, đường huyết và mức cholesterol trong phạm vi được khuyến nghị, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị đồ uống không calo hoặc ít calo. Chọn nước uống có thể giúp người đái tháo đường ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng hoặc ngược lại.
Nước quế
Quế là một loại gia vị khác mà bạn nên thêm vào chế độ ăn uống. Bắt đầu ngày mới với nước quế là một ý tưởng tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Thức uống này có đặc tính chống ôxy hóa và tăng cường miễn dịch.
Trà xanh
Trà xanh là một trong những lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Trà xanh không chỉ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, mà còn ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở một mức độ nhất định. Nên uống trà xanh mà không cần thêm sữa và đường hoặc chất làm ngọt để có lợi ích tối đa.
Trà nghệ
Củ nghệ giúp tăng cường khả năng miễn dịch và bảo vệ khỏi nhiễm trùng, cúm,... Củ nghệ cũng có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường. Nên uống trà nghệ và bỏ qua hoặc hạn chế thêm mật ong.
Nước dừa
Nước dừa chứa ít calo trong khi giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất bao gồm kali, chất điện giải, vitamin B, axit amin,... Ngoài việc kiểm soát lượng đường trong máu, nước dừa còn có thể cải thiện tiêu hóa, sức khỏe của da và khả năng miễn dịch.
Nước lọc
Uống đủ nước mỗi ngày đã được chứng minh là giúp hạ lượng đường trong máu, bôi trơn các khớp và có lợi cho sức khỏe tổng thể của bạn. Lượng nước khuyến nghị uống hàng ngày thay đổi tùy theo giới tính, cân nặng và độ tuổi của bạn. Các nhà nghiên cứu thường khuyến nghị người lớn uống từ 2 đến 3,7 lít nước mỗi ngày.
Nước ép cà chua
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lycopene, một hợp chất hữu cơ trong cà chua, có thể giúp hạ lượng đường trong máu. Lycopene là một carotenoid (sắc tố thực vật) cũng thúc đẩy hoạt động chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường và tình trạng kháng insulin. Uống nước ép cà chua không thêm đường có thể giúp bạn duy trì lượng đường trong máu.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), phụ nữ trưởng thành nên tiêu thụ 2-3 cốc rau mỗi ngày và nam giới trưởng thành nên tiêu thụ 3-4 cốc. Khoảng 2-3 cốc nước ép cà chua có thể đáp ứng lượng rau được khuyến nghị.
Trà đen
Chất chống oxy hóa trong trà đen có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách điều chỉnh lượng đường trong máu và ngăn ngừa tình trạng viêm. Một nghiên cứu cho thấy uống hơn 1 cốc trà đen mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới 14%.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng theaflavin (hợp chất thực vật chống oxy hóa trong trà đen) làm giảm tác dụng của các gốc tự do. Các gốc tự do là các phân tử không ổn định có thể dẫn đến tổn thương tế bào.