Loại rau được mệnh danh 'thảo mộc đường ruột' vừa dưỡng gan lại bổ mắt

Rau cúc đắng chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như kali, canxi, magie, phốt pho, natri, sắt,… mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, vừa kháng khuẩn lại dưỡng gan và bổ mắt.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Rau cúc đắng có tác dụng gì với sức khỏe?

Rau cúc đắng còn được gọi là diếp xoăn. Loại rau này thường được dùng để ăn trực tiếp, làm salad rau cúc đắng hoặc chế biến món ăn. Rau cúc đắng giàu vitamin A và khoáng chất. Ngoài ra, trong rau cúc đắng cũng chứa lượng lớn vitamin K, vitamin B9 và chứa nhiều chất xơ.

Thanh nhiệt giải độc

Người ta tìm thấy trong loại rau này có choline và các thành phần hỗ trợ diệt khuẩn cực kỳ mạnh. Bên cạnh đó, shigella có trong loại rau này còn có tác động tích cực đối với người mắc bệnh viêm gan, viêm họng, cảm, sốt và viêm phế quản mãn tính…

Tăng cường hệ miễn dịch

Lượng vitamin C, caroten cùng các axit amin có trong rau cúc đắng cao gấp nhiều lần so với những loại rau thông thường. Các chuyên gia cho biết, ăn loại rau này thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch và chức năng não bộ.

Ngừa ung thư

Nghiên cứu chỉ ra, nước loại rau này có chứa các chất ức chế tác nhân gây ung thư. Vì thế, nó cũng được dùng trong các phương pháp ngăn ngừa, điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư trực tràng, ung thư hậu môn.

Phòng và điều trị thiếu máu

Trong rau diếp xoăn có chứa hàm lượng lớn các caroten, vitamin C, kali, canxi,... có tác dụng chữa bệnh thiếu máu rất tốt. Hỗ trợ duy trì các hoạt động sinh lý của cơ thể.

Trong rau cúc đắng có chứa sterol, choline cùng các thành phần khác có tác dụng diệt khuẩn mạnh. Bởi vậy, bổ sung rau cúc đắng vào chế độ ăn có thể giúp hạn chế được các bệnh liên quan đến viêm họng, cảm lạnh hoặc hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh viêm gan vàng da.

Cách chế biến món salad rau cúc đắng bổ dưỡng

Người ta có thể dùng loại rau này ăn sống, làm salad hoặc nấu canh, chần sơ ăn cùng với mì, bún.

Nguyên liệu: rau cúc đắng 1 mớ, tỏi: 4 tép, đường trắng: 1 thìa, lạc: 1 nắm nhỏ, muối: 1 thìa, giấm ăn: 1 thìa, dầu mè: 1 thìa.

Cách chế biến

Bước 1: Sơ chế rau

Rau cúc đắng mua về đem nhặt sạch phần lá vàng, sâu, úa sau đó rửa sạch.

Ngâm rau cúc trong nước muối loãng chừng 30 phút. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu mà dùng nước thường không sạch được.

Vớt rau ra rổ rồi để cho ráo nước.

Bước 2: Cắt rau

Rau sau khi ráo nước bạn đem cắt thành từng khúc vừa ăn.

Cho rau vào bát tô rồi thêm tỏi băm vào.

Bước 3: Rang lạc

Đảo đều tay, khi lạc nổ lách tách là đã chín. Lúc này, bạn tắt bếp để chờ lạc nguội.

Bước 4: Trộn salad

Cho lạc vào bát rau trước đó, thêm vào đây 1 chút đường, muối, giấm ăn cùng dầu mè.Bắc chảo lên bếp, đun nóng rồi cho lạc vào trong chảo.

Trộn đều tất cả các nguyên liệu lên rồi gắp ra đĩa và thưởng thức.

Bước 5: Hoàn thành

Món rau cúc đắng này có hình thức rất bắt mắt. Màu xanh của rau, màu trắng của tỏi thêm hồng của lạc cùng độ bóng nhờ dầu mè, tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn cực kỳ hấp dẫn.

Lưu ý

Giống như các thực phẩm khác, khi chế biến rau cúc đắng cũng có những điều kỵ không thể bỏ qua.

Nên kết hợp rau này với lạc rang hoặc bơ đậu phộng. Các chất có trong các nguyên liệu sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, cầm máu cực tốt.

Không nấu rau cúc đắng với hành lá vì nó dễ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

Theo Đời sống
Loại nước tốt cho tuyến giáp uống thường xuyên u, nhân xơ không phát triển

Loại nước uống tốt cho tuyến giáp

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, việc lựa chọn loại nước uống phù hợp cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Biết chọn đúng loại uống còn có thể kìm hãm nhân xơ phát triển.
Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Không chỉ là một món hải sản thơm ngon, bạch tuộc còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ăn món này.
back to top