Với mỗi 100g khoai sọ, cơ thể sẽ được cung cấp khoảng 115 calo. Ngoài ra khoai sọ còn có chứa rất nhiều chất khác như chất xơ, protein, chất béo, canxi, sắt, mangan, magie, kali, natri, vitamin C, vitamin E,… đem lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Loại củ giàu tinh bột, chất xơ tốt cho tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa |
Tốt cho tiêu hóa
Cải thiện hệ tiêu hóa là lợi ích của khoai sọ mà bạn không nên bỏ qua, nhất là đối với những người đang bị táo bón, khó tiêu hay đầy hơi.
Lý do, trong thành phần của loại củ này chứa tới 27% chất xơ nên được phân giải và hấp thụ hoàn toàn. Phân được tạo ra sau đó sẽ di chuyển nhanh xuống ruột và thải ra ngoài dễ dàng. Do đó, bạn có thể điều trị chứng táo bón, giúp nhuận tràng hơn bằng khoai sọ.
Khoảng 100 gram cung cấp cho 4,1 gram hoặc 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Cùng với chất xơ, carbohydrate phức sẽ làm chậm tiêu hóa.
Tốt cho trái tim
Khoai sọ cung cấp một số loại chất khoáng quan trọng như kẽm, magie, đồng, sắt và mangan. Nó cũng chứa hàm lượng kali cao. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể giúp điều chỉnh nhịp tim.
Theo Bệnh viện Đa khoa Medlatec, kali là chất khoáng quan trọng với tế bào và chất dịch trong cơ thể. Bằng cách phá vỡ lượng muối dư thừa, kali có thể kiểm soát và làm giảm huyết áp. Do đó nó góp phần ổn định nhịp tim và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Không chỉ vậy, hàm lượng chất xơ chứa trong loại củ này còn có tác dụng giảm cholesterol, một yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch, mạch vành. Do đó, thành mạch máu sẽ không bị xơ vữa, tắc nghẽn nên trái tim sẽ luôn hoạt động khỏe mạnh.
Ngoài ra, tinh bột kháng của khoai sọ cũng mang đến nhiều lợi ích như tăng độ nhạy của insulin trong cơ thể, giảm dự trữ chất béo, giảm phản ứng insulinemia…
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Nhờ vào thành phần giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, khoai sọ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể và phòng chống nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Hỗ trợ điều trị viêm thận
Khoai sọ giàu vitamin và photpho, tốt cho người bị viêm thận. Những người mắc bệnh này có thể thêm khoai sọ vào chế độ dinh dưỡng của mình nhưng lưu ý nên nêm gia vị nhạt hơn so với bình thường. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể nấu cháo khoai sọ với một chút đường để hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mãn tính.
Khắc phục mệt mỏi
Chất bột đường trong khoai sọ rất nhỏ nên tốt cho các vận động viên trong việc khắc phục mệt mỏi vì ăn khoai sọ cung cấp năng lượng nhưng lại không làm tăng glucose trong máu.
Chống lão hóa
Trong khoai sọ, vitamin E và vitamin A là hai loại vitamin có khả năng chống lại sự lão hóa. Nếu bổ sung loại củ này bạn sẽ giảm thiểu và làm mờ được các nếp nhăn, vết thâm. Đồng thời những tế bào bị hư hại cũng sẽ được làm trẻ hóa.
Giúp giải nhiệt
Khoai sọ nấu với cua và rau muống, sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giảm tình trạng khát nước, giải nhiệt trước thời tiết nóng bức, khó chịu đặc biệt là vào thời kỳ mùa hè
Không chỉ củ khoai sọ có tác dụng chữa bệnh mà lá khoai sọ có tính mát, vị cay giúp chữa bệnh ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy. Bên cạnh đó, cuống lá khoai sọ được sử dụng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, điều hòa chức năng tiêu hóa. Hoa khoai sọ có tính bình, vị the có khả năng chữa đau dạ dày, sa tử cung, sa trực tràng.
Những lưu ý khi ăn khoai sọ
Khoai sọ là một nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể và quá trình giảm cân, nhưng khi ăn khoai sọ bên cạnh quan tâm đến việc khoai sọ có bao nhiêu calo, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Không nên ăn quá nhiều khoai sọ một lần, vì nó có thể gây khó tiêu hoặc khó chịu cho dạ dày.
Khoai sọ nên được chế biến đúng cách để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng. Nên nấu khoai sọ thay vì chiên, để giảm lượng calo và tăng hàm lượng chất xơ.
Khoai sọ cũng chứa oxalate, một hợp chất có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu ăn quá nhiều. Nếu bạn có tiền sử bệnh sỏi thận, nên hạn chế ăn khoai sọ hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngoài ra, khi mua khoai sọ, bạn nên chọn những củ còn tươi, không bị dập nát hoặc có dấu hiệu của sự hư hỏng. Khoai sọ nên được bảo quản trong môi trường khô ráo và thoáng mát để tránh sự phát triển của vi khuẩn và nấm.