Không nên cạo gió cho trẻ

(khoahocdoisong.vn) - Cạo gió là phương pháp của y học cổ truyền dựa theo thuyết âm dương, kinh lạc để phòng và chữa trị bệnh tật

Mùa hè, con chị Hồ Thu Hiền (Tập thể Bách Khoa, HN) thích đi tập xe. Hôm vừa rồi cháu đi tập xe đạp nhưng gặp trời mưa nên về bị cảm. Chị Hiền nấu cháo thịt nạc, hành, tía tô cho cháu ăn, tranh thủ cạo gió luôn để cháu mau khỏi. Ăn cháo xong người cháu nhẹ bớt nhưng từ lúc cạo gió cháu kêu đau rát người, mùi dầu cao làm cháu ốm thêm.

Lời bàn: L.Y Thu Hằng (Phùng Khoang, Hà Nội) cho biết,  cạo gió là phương pháp của y học cổ truyền dựa theo thuyết âm dương, kinh lạc để phòng và chữa trị bệnh tật. Cạo gió nên dùng đồng bạc, miệng chén, sừng trâu để tác động lên các vị trí thích hợp trên cơ thể. Khi cạo gió nên cạo dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết lưng. Có thể cạo thêm bụng nếu bụng lạnh, đau; cạo thêm dọc chi, cánh tay để người sảng khoái. Cạo gió có hiệu quả đối với cảm mạo, cảm cúm. Đối với trẻ em không nên cạo gió vì da trẻ non, mỏng rất dễ xung huyết. Khí huyết của trẻ kém nên không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió. Nếu đã cho trẻ ăn cháo tía tô mà đỡ thì chỉ cần cho trẻ nằm dưỡng bệnh 1-2 ngày là khỏi, không cần cạo gió hay uống thêm thuốc gì.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top