Khoản thu vặt, bắt bí người dân

LS Hoàng Nguyên Hồng, Văn phòng Luật sư Đông Phương, Đoàn Luật sư TP HN, nguyên cán bộ Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chuyện thu phí đồng cỏ khi chăn thả bò ở Thanh Hóa hay chuyện thả vịt ra đồng ăn mót lúa rơi phải đóng phí ở Bình Định là những ví dụ sống động của việc người dân đang bị bắt bí bằng những khoản thu vặt, khoản thu “từ trên trời” hết sức vô lý.

LS Hoàng Nguyên Hồng.

Thu để lập quỹ riêng?!

Mới đây, người dân xã Thiệu Dương, TP Thanh Hóa phản ứng với quy định muốn chăn thả trâu bò ra đồng phải đóng “phí đồng cỏ”. Theo đó, người dân có trâu bò phải nộp 100.000 đồng/con/năm và 300.000 đồng tiền thế chấp. Trước đó, ở xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, Bình Định, thả vịt ra đồng ăn mót lúa rơi phải đóng phí. Vì sao lại có những chuyện nực cười như vậy thưa ông?

Thuế là do Nhà nước đặt ra. Do đó, mọi người (người đi thu và người nộp) phải nghiêm chỉnh thực hiện theo quy định của hiến pháp và luật. Những hành vi ở các cấp tự đặt ra các khoản thu vặt (tiểu ngạch) và bắt bí người dân phải nộp như Thanh Hóa hay Bình Định là vi phạm luật pháp, cần phải truy cứu trách nhiệm đến cùng về chủ trương, về ban hành quy định và viêc tổ chức thu.

Họ thu thuế như thế phải chăng vì ngân sách địa phương đang eo hẹp quá?

Không thể nói “thu thuế như thế” mà phải nói là “thu như thế” là để cho ngân sách hay nguồn thu cho cán bộ? Tôi khẳng định đó là thu “lập quỹ riêng” chi tiêu cho cán bộ địa phương. Họ có thể chi cho các khoản như tiếp khách, tiệc tùng, thăm quan du lịch và tất nhiên họ phải nghĩ ra lý do về tăng cường phúc lợi cho cộng đồng, để lừa cấp trên và nói dối với người dân.

Cán bộ mà như thế thì dân khổ quá?

Thực tế hiện nay, về chính sách thuế còn nhiều bất cập và không hợp lý. Theo đó, nạn “cường hào và lý trưởng” mới ở nông thôn, phường, xã đang hoành hành người dân xoay quanh thu tiền ngoài quy định của luật pháp. Đó chính là sự tha hóa của cán bộ cấp cơ sở, sự quan liêu của hệ thống và sự lơ là trong quản lý của các cơ quan có thẩm quyền.

Vì sao cán bộ, đặc biệt là cán bộ địa phương hay có tình trạng chèn ép, bóc lột người dân bằng các loại thuế, phí như vậy?

Đây là vấn đề đáng bàn. Vì mức chi thực tế vượt quá giới hạn ngân sách được cấp hàng năm, nên sinh ra việc ăn bớt đất đai, tài sản và tài sản của người dân; tự định ra các khoản thu ngoài thuế, mập mờ về phi và lệ phí để ép người dân nộp thêm tiền nhằm bù đắp khoản chi vượt quá ngân sách đã được cấp. Thường những nơi như thế (phường, xã, thôn…) người đứng đầu thu nhiều về danh và lợi, cuộc sống gia đình, bản thân vượt trội hơn những người không có chức quyền trong phường, xã.

Đừng ép người dân

Theo ông thì việc thu thuế như thế dẫn đến hệ lụy xã hội như thế nào?

Phải hiểu, thuế là con người và cuộc sống cuả cộng đồng, là vấn đề nhạy cảm về chính trị và xã hội. Do đó, rất cần sự thận trọng và có trách nhiệm của các cơ quan và người tham mưu chính sách thuế và các chính sách liên quan đến cuộc sống con người.

Thực tế vừa qua cho thấy, nếu thuế, phí, lệ phí và  lợi dụng danh thuế phí, lệ phí có nơi cứ tùy hứng mà làm. Việc ép buộc người dân và người lao động để thu (một số nơi) như vừa qua sẽ gây ra sự bất bình cho người dân và bất ổn cho xã hội. Đến một lúc nào đó, người dân sẽ đồng loạt hành động và ứng xử như các trạm BOT thì khó mà kiểm soát được tình hình. Đừng ép dân phải nộp những khoản thu vô lý. Với những cán bộ cố ý đứng trên cả pháp luật thì phải xử lý thật nghiêm, làm gương cho những kẻ khác.

Khắc phục tình trạng lạm thu ở các địa phương có khó không?

Trước hết, những người trong lãnh đạo đảng (cấp ủy) xã phường phải hiểu và nắm vững quy định của luật pháp về thuế, phí và lệ phí. Đồng thời thể hiện rõ thái độ và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với UBND xã (phường). Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp (tỉnh, huyện, xã phường) phải thể hiện rõ vai trò và quyền lực giám sát đối hoạt động của chính quyền nói chúng và các quyết định cá biệt của UBND và Chủ tịch UBND xã (phường).

Với người dân, làm thế nào để họ biết khoản thu nào đó là sai, vô lý?

Người dân phải thường xuyên giám sát các quyết định, văn bản, quy định của UBND các cấp và kịp thời phát hiện những quy định trái với pháp luật và bất hợp lý, thông tin cho lãnh đạo cấp ủy địa phương và kiến nghị sửa đổi và bãi bỏ. Đồng thời, cũng sẵn sàng đấu tranh trực tiếp với UBND về những khoản thu ngoài quy định của nhà nước.

Nhưng đấu tránh, có sợ “tránh đâu”?

Đó là quyền của người dân, nếu không thực hiện thì đừng kêu ca thiệt thòi. Người dân có quyền lên tiếng, giám sát hoạt động của chính quyền. Thói quen im lặng, bảo sao nghe vậy… sẽ khiến cán bộ lộng quyền, lạm quyền, từ đó tạo ra những tiền lệ xấu.

Cán bộ, hãy hiểu luật!

Công tác cán bộ phải thực hiện thế nào để không còn tình trạng đứng trên cả luật như thế?

Luật pháp là không đổi, có tính khuân mẫu và định hướng xã hội. Nhưng bản chất con người biến chuyển không ngừng, có thể mắc sai lầm và không thể lường trước được. Cán bộ chủ chốt ở các địa phương là người xa tỉnh và trung ương, không trực tiếp soạn thảo và ban hành luật pháp, nhưng là người thường xuyên tiếp xúc với người dân và quản trị trực tiếp về tài sản, đất đai, tài nguyên, thu chi ở địa phương. Một số người trở nên gian tham, lừa dối người dân và lợi dụng những quy định về thuế, phí… để ban hành các quy định về thu tiền trái luật, gò ép và bắt buộc nhân dân nộp thêm tiền của, đất đai… để chi tiêu cho hoạt động ngoài hành chính công là vi phạm pháp luật.

Giả sử họ nói họ không hiểu luật?

Cán bộ phải là người hiểu luật trước khi có thể quản lý điều hành, chỉ đạo. Nếu không, những hành vi tương tự sẽ không hiếm. Hậu quả của những quyết sách sai luật sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Khi ra một quyết sách được cho là sai luật, vai trò giám sát của các cơ quan cấp trên ở đâu?

Vì thế, công tác kiểm tra và giám sát một cách trung thực và minh bạch đối với hành động và ứng xử đối với người dân của cán bộ xã phường và những người có liên quan đến tài sản, đất đai, tài nguyên và tiền bạc là rất quan trọng.

Thanh tra, kiểm tra và giám sát thường xuyên, trung thưc và minh bạch của cơ quan quản lý cấp trên đối với chính quyền cấp dưới là biện pháp hàng đầu trong việc thượng tôn pháp luật về thuế, phí và lệ phí.

Nếu địa phương vì áp lực chi phải tăng thu, mà là thu đúng thì sao?

Thuế là nguồn thu chính trong hệ thống ngân sách quốc gia. Nhưng nếu nâng mức thuế chung trong toàn xã hội để tăng thu cho ngân sách nhà nước thì rất nguy hiểm. Bởi lẽ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát triển lành mạnh thì việc nâng mức thu thuế là đương nhiên. Trong điều kiện hiện nay, do thiếu hụt ngân sách và mất cân bằng thu và chi mà tăng thuế là giải pháp không hợp lý. Người lao động sẽ là nạn nhân. Do đó Nhà nước ta đang có nhiều giải pháp khác nhau để cân bằng cán cân thu chi.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nhiều năm qua, người chăn nuôi ở xã Ân Phong, huyện Hoài Ân (Bình Định) phải nộp khoản lệ phí tiền triệu nếu muốn thả vịt ăn mót lúa sau khi gặt trên chính cánh đồng của họ. Nhà nào muốn lùa vịt xuống đồng ăn mót lúa cũng phải nộp phí 1 triệu đồng/năm cho UBND xã Ân Phong. Ngày 4/5, ông Hoàng Phi Long – Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân, cho biết ngay sau khi báo chí phản ánh, huyện đã thành lập đoàn công tác kiểm tra việc này. Thu phí người chăn nuôi thả vịt ăn mót trên đồng lúa dân không phải là chủ trương của UBND huyện.

Về chuyện thu phí đồng cỏ khi chăn bò, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa Lê Anh Xuân vừa yêu cầu UBND xã Thiệu Dương tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân liên quan đến việc xảy ra tình trạng thu phí đồng cỏ không đúng quy định pháp luật, gây bức xúc dư luận.

Tô Hội (thực hiện)

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top