Khi nào phải chỉ định cắt cụt chi do đái tháo đường

(khoahocdoisong.vn) - Người bị bệnh đái tháo đường thường bị biến chứng bàn chân nhưng đó không phải là nguyên nhân để chỉ định cắt cụt chi. Yếu tố hàng đầu dẫn tới cắt cụt cho là những tổn thương của thần kinh ngoại vi (bệnh lý thần kinh ngoại vi chiếm tới 90% gây loét, tăng.

Hỏi: Tôi bị bệnh đái tháo đường có biến chứng tại bàn chân lở loét lâu lành, bác sĩ chỉ định cắt cụt nhưng tôi rất phân vân không biết ngoài lở loét lâu khỏi thì có gì căn cứ để chỉ định cắt cụt chi không?

Nguyễn Thị Huệ (Hà Nội)

PGS.TS Tạ Văn Bình, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư: Người bị bệnh đái tháo đường thường bị biến chứng bàn chân nhưng đó không phải là nguyên nhân để chỉ định cắt cụt chi. Yếu tố hàng đầu dẫn tới cắt cụt cho là những tổn thương của thần kinh ngoại vi (bệnh lý thần kinh ngoại vi chiếm tới 90% gây loét, tăng gấp 7 lần so với người người bình thường). Ngoài ra, tăng cholesterol máu cũng  liên quan đến tăng tỷ lệ cắt cụt chi. Tỷ lệ cắt cụt chi đặc biệt phụ thuộc vào chất lượng kiểm soát glucose máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy, lượng glucose máu lúc đói luôn < 7,8mmol/l (140mg/dl) có tác dụng dự phòng tổn thương bàn chân do đái tháo đường.

Hơn nữa, để quyết định việc cắt cụt chi còn phụ thuộc vào tuổi người bệnh, thời gian phát hiện bệnh, tình trạng kiểm soát glucose máu, tình trạng mạch máu ngoại vi, giới tình và đặc biệt có các biểu hiện xấu như mất phản xạ gân achilles, giảm cảm giác nhậy cảm với Semmes – Weinstein monofilament (Phương pháp đánh giá tổn thương bàn chân được tin cậy) và áp lực oxy dưới da < 30mmHg.

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top