Nắng nóng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng bao gồm: Say nắng, say nóng hay đột quỵ. Nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi và bổ sung nước, hoặc là do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày nắng nóng?. Ảnh minh họa |
Uống nhiều nước
Trong tiết trời nóng bức, cơ thể cần được bổ sung chất lỏng liên tục, bất kể mức độ vận động của bạn là như thế nào. Đừng đợi cho tới khi cơ thể cảm thấy khát mới uống nước. Nếu là lao động chân tay nặng nhọc trong thời tiết nắng nóng thì cần phải uống 4 cốc nước mát mỗi giờ.
Đừng uống các loại chất lỏng có chứa cồn hay quá nhiều chất đường, bởi chúng chỉ làm cơ thể thêm mất nước. Tránh các loại đồ uống lạnh vì nó có thể gây co dạ dày (“chuột rút”).
Thời điểm cần hạn chế ra ngoài để tránh nắng
10 giờ sáng đến 2 giờ chiều là khoảng thời gian được đánh giá là lúc nhiệt độ và chỉ số tia UV cao nhất trong ngày. Vì thế trong khoảng thời gian này, tốt nhất bạn nên ở trong nhà, nghỉ ngơi để tránh nắng. Kể cả khi tham gia các môn thể thao dưới nước, bôi kem chống nắng đầy đủ trong khoảng thời gian này thì cơ thể bạn vẫn tiếp xúc với rất nhiều tia UV mà bạn không nhận ra.
Mặc trang phục thoáng mát, dễ chịu
Vào mùa hè này, hãy ưu tiên những đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi. Tuy nhiên cần lưu ý chọn loại vải phù hợp vì một vài loại chất liệu quá mỏng không đủ khả năng bảo vệ da khỏi tia tử ngoại. Cần tránh quần áo màu tối, dày vì chất liệu dạng này có thể gây nóng do hấp thụ nhiệt.
Hạn chế ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ vào mùa hè
Mùa nắng nóng nhiều người chán ăn nên sẽ thích những đồ ăn tiện lợi, các món ăn nhanh như: bánh mì, pizza, khoai tây chiên… trong khi các món ăn này rất nhiều dầu mỡ, có thể gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Thậm chí chúng còn làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, các món ăn này chứa nhiều gia vị cay như ớt, gừng, hạt tiêu, quế… có thể sinh nhiệt, khiến cơ thể bạn nóng lên, tăng tốc độ trao đổi chất, gây đầy bụng.
Các thức ăn chiên và nhiều dầu mỡ còn rất giàu chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, gây tình trạng viêm trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, gây tăng cân và tăng lượng đường trong máu.
Không sử dụng điều hòa cả ngày
Với cái nóng oi ả nhiều người không ra ngoài do lo sợ bị sốc nhiệt và ốm thì lại chọn ngồi cả ngày trong phòng điều hòa. Điều này cũng không nên vì sẽ có hại cho sức khỏe, bởi ngồi trong phòng điều hòa quá lâu sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới da và đường hô hấp. Chính vì vậy, nên sử dụng điều hòa một cách có chừng mực, thông thường là từ 3 - 5 giờ đồng hồ mỗi ngày là tốt nhất.
Mặt khác, nếu như bắt buộc phải ở trong môi trường có điều hòa cả ngày như văn phòng, nhà hàng, khách sạn, hãy dành thời gian ra bên ngoài để hít thở, điều này giúp nhiệt độ cơ thể không bị hạ xuống quá thấp. Tuy nhiên, chỉ nên ra ngoài khi không khí tự nhiên bên ngoài lúc nhiệt độ ngoài trời đã giảm thấp, nhằm tránh tình trạng bị sốc nhiệt.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời
Mọi người thường được khuyên nên phơi nắng để cơ thể tổng hợp Vitamin D tốt hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng sớm, lúc chưa có nhiều tia UV.
Việc để da tiếp xúc với nhiều tia UV sẽ gây tổn thương và dẫn đến nguy cơ ung thư. Để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV mọi người nên bôi thêm kem chống nắng có phổ rộng để ngăn chặn được cả tia UVA và UVB. Bạn nên chọn những loại kem chống nắng có hệ số SPF từ 50 trở lên. Đồng thời sau khi tham gia các hoạt động đổ nhiều mồ hôi thì nên bôi lại để phát huy tác dụng của sản phẩm.
Bổ sung các bữa ăn nhẹ
Để giữ bình tĩnh trong thời tiết mùa hè, hãy thưởng thức các món ăn nhẹ nhàng như salad hoặc sushi, thực phẩm mát như salad gà hoặc thịt nướng bởi lượng thức ăn khi hấp thu và tiêu hóa sẽ tạo ra nhiệt trong cơ thể giúp giảm cảm giác nóng bức và ức chế cảm giác thèm ăn.
Vì vậy, việc chọn đồ ăn nhẹ hơn sẽ giúp bạn tránh tăng nhiệt thông qua quá trình trao đổi chất. Ăn ít và cứ sau vài giờ lại bổ sung dưỡng chất đồng thời đảm bảo có protein trong mỗi bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ.
Chú ý vệ sinh ăn uống
Vào những ngày nắng nóng, thời tiết ở nhiệt độ cao nên thực phẩm dễ bị hư hỏng, vi sinh vật phát triển là điều kiện thuận lợi dễ truyền bệnh cho cơ thể qua đường tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng...). Để bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng cần chú ý việc kiểm tra bảo quản thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh trước khi ăn uống không nên sử dụng các loại thực phẩm đã chế biến để quá lâu và thức ăn đường phố phơi ngoài nắng.