Hơn 1 tỷ người trẻ có nguy cơ điếc vì nghe nhạc quá to

Thói quen đeo tai nghe quá nhiều, với âm thanh quá lớn có thể dẫn đến việc bị giảm thính lực, điếc, thậm chí là ảnh hưởng đến thần kinh.

Theo tổ chức Y tế Thế giới, 430 triệu người ở mọi lứa tuổi đã bị mất thính giác. Chỉ tính riêng ở Mỹ, con số đó là 37,5 triệu đối với người trưởng thành trên 18 tuổi. Con số này dự kiến sẽ còn tăng lên nhiều hơn mỗi ngày khi ngày càng có nhiều người thích nghe nhạc với âm lượng lớn.

Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Y học toàn cầu BMJ cho thấy, có tới 1,35 tỷ thanh thiếu niên thường để âm lượng tai nghe quá to, hoặc tham gia các hoạt động công cộng có âm thanh ở mức không an toàn. Điều này sẽ làm các tế bào giác quan và các cấu trúc trong tai bị mệt, nếu kéo dài thì có thể sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, gây mất thính lực hoặc ù tai hoặc cả hai.

Bà Lauren Dillard (cố vấn cho Tổ chức Y tế Thế giới, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Y khoa South Carolina, tác giả chính của nghiên cứu) cho biết: “Chúng tôi ước tính 0,67-1,35 tỷ người trong độ tuổi 12-34 trên toàn thế giới có thói quen nghe không an toàn. Do đó, họ có nguy cơ bị mất thính giác".

Theo nghiên cứu, hơn 1 tỷ người trong độ tuổi 12-34 trên toàn thế giới có thói quen nghe không an toàn.Theo nghiên cứu, hơn 1 tỷ người trong độ tuổi 12-34 trên toàn thế giới có thói quen nghe không an toàn.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích tổng hợp nhiều bài báo khoa học (xuất bản giai đoạn 2000-2021) có liên quan đến thói quen nghe không an toàn trên 3 cơ sở dữ liệu. Hành vi không an toàn được theo dõi dựa trên việc sử dụng tai nghe cũng như tham gia các địa điểm giải trí như buổi hòa nhạc, quán bar và câu lạc bộ.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị nên giữ âm thành ở dưới mức 85 decibel (đơn vị đo cường độ âm thanh). Bất kỳ tiếng ồn nào ở mức 85 hoặc trên 85 decibel đều có thể ảnh hưởng tới thính giác. Để tham khảo, các cuộc hội thoại thông thường sẽ nằm trong mức 60-70 decibel. Trong khi đó, nhạc phát qua tai nghe ở mức âm lượng tối đa hoặc âm thanh từ các sự kiện lớn, các buổi hòa nhạc sẽ nằm trong khoảng 94-110 decibel.

Việc tiếp xúc với âm thanh quá lớn tại các concert, hòa nhạc cũng có thể dẫn tới nguy cơ mất thính giác hoàn toàn. (Ảnh: The Conversation)Việc tiếp xúc với âm thanh quá lớn tại các concert, hòa nhạc cũng có thể dẫn tới nguy cơ mất thính giác hoàn toàn. (Ảnh: The Conversation)

Để tìm kiếm mức độ âm thanh an toàn, các nhà nghiên cứu đưa ra một mẹo nhỏ như sau: Nếu như bạn sử dụng tai nghe, hay thử bỏ chúng ra ra xa khoảng một cánh tay. Nếu bạn vẫn có thể nghe thấy âm nhạc rõ ràng thì chứng tỏ mức độ âm thanh này quá to và không an toàn.

Mất thính lực (hay bệnh khiếm thính, bệnh điếc tai) là tình trạng bệnh nhân có thể nghe thấy một số âm thanh, nhưng rất kém. Hoặc có thể không nghe thấy ai đó nói, ngay cả khi họ đang sử dụng giọng nói bình thường hoặc có thể chỉ nghe thấy những âm thanh rất lớn.

Theo nghiên cứu, những người bị mất thính lực không được điều trị có khả năng gặp phải sự thất vọng, lo lắng và sợ hãi. Khi những phản ứng và cảm xúc này xuất hiện, nó có thể khiến họ cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng. Trong một số trường hợp, có thể dẫn đến việc mất ngủ, hoặc không thể ngủ.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top