<div> </div> <p>Và ngôi làng kỳ lạ đó chính là một hòn đảo cách ly với đất liền mang tên làng đảo Long Sơn (thuộc địa phận phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).</p> <p><strong>Chuyện lạ của người lập làng</strong></p> <p>Cách đây khoảng 5 năm, do đời sống kinh tế địa phương đã phát triển, một cây cầu xi măng kiên cố đã được xây dựng để nối làng đảo Long Sơn với thế giới bên ngoài. Nhưng những tập tục cùng quan niệm tín ngưỡng kỳ lạ của người dân ở Long Sơn thì vẫn thế, vẫn như một “thế giới bí ẩn” tách biệt với cuộc sống bên ngoài. </p> <p>Theo sử sách, làng đảo Long Sơn được thành lập cách đây hơn một thế kỷ bởi Ông Trần, người có tên thật là Lê Văn Mưu, một vị tướng nông dân quê gốc vùng Bảy Núi (An Giang) đã từng đứng lên khởi nghĩa chống giặc Pháp nhưng thất bại. Do sợ bị kẻ thù truy đuổi, ông cùng gia quyến, người thân xuôi thuyền ngược biển từ vùng Hòn Đất (Kiên Giang) lên khu vực núi Nứa (tức Long Sơn ngày nay) lánh nạn, tìm cuộc sống mới.</p> <center> </center> <p> </p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="http://static.cand.com.vn/Files/Image/thanhbinh/2018/09/28/thumb_660_7730fdb9-da1c-43e8-9982-a84f62c1f37a.jpg" /></td> </tr> <tr> <td>Người dân Long Sơn rất tự hào về những tập tục lạ kỳ của quê mình.</td> </tr> </tbody> </table> <p>Thấy nơi đây phong thủy hữu tình, có thế núi sông, biển cả giao hòa nên ông quyết định dừng thuyền, lập làng. Sau đó, ông tiếp tục sáng lập ra đạo Ông Trần với tôn chỉ là tiêu giản mọi lễ nghi rườm rà trong cuộc sống thường nhật mà chỉ chú tâm vào việc thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đạo Ông Trần thực chất là việc tổng hợp tinh hoa những đạo Phật, Thiên Chúa, Thánh Cao Đài Hòa Hảo… để giáo huấn con cháu đời sau sống cho tốt hơn.</p> <p>Đạo Ông Trần là thứ đạo mà những tín đồ vẫn sinh sống cùng với gia đình bình thường và chỉ liên lạc với nhau bằng cách giúp đỡ, đùm bọc mọi người như trong một quần thể khép kín mà thôi. Có thể nói, đây là một loại đạo rất đặc biệt mà không có bất cứ nơi nào khác, ngoài xã đảo Long Sơn mà người dân còn tôn thờ bởi những giáo luật lạ thường của nó. </p> <p>Ngày nay, theo ông Lê Minh Thông, Chủ tịch Hội nông dân xã Long Sơn thì trong tổng số hơn 4.000 người dân trong xã, có 2/3 là theo đạo Ông Trần, những người còn lại đa phần là dân mới ngụ cư, mới chuyển đến sinh sống trong vài năm trở lại đây. Theo đó, mọi người có tục lệ để tóc dài, mặc áo bà ba, khăn đóng và…đi chân trần giống y như những con người dân vùng Bảy Núi, quê hương gốc của Ông Trần. Có thể nói, nếu không chuẩn bị tinh thần thì mỗi khi về Long Sơn, gặp các tín đồ của đạo Ông Trần, nhiều người sẽ phải ngỡ ngàng và bất ngờ vì cách ăn mặc, sinh hoạt của họ.</p> <p>Ngoài việc khai sinh ra đạo Ông Trần, ông Lê Văn Mưu còn có công xây dựng khu quần thể Nhà lớn Long Sơn gồm những dãy nhà rất lớn, đồ sộ gần như… Đại nội Huế với số tiền cũng rất lớn, kéo dài trong suốt 8 năm với chủ yếu là các nhóm thợ của miền Trung được thuê vào đây. Ngày nay, sau bao biến đổi của thời gian và chiến tranh, khu Nhà lớn Long Sơn này hầu như vẫn còn được giữ nguyên vẹn kiến trúc ban đầu với diện tích nhà cổ đan xen lên đến hàng chục ha.</p> <p>Do quy mô về kiến trúc nên nhiều người còn gọi đây là phố cổ Long Sơn và được Nhà nước cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, đồng thời là địa điểm du lịch của hàng chục ngàn người mỗi năm. Có lẽ, ngoài phố cổ Hội An ra thì nơi đây chính là quần thể kiến trúc đồ sộ nhất mà cổ nhân đã để lại cho chúng ta.</p> <p>Chuyện kể rằng, lúc sinh thời, Ông Trần là một người giàu có nổi tiếng không kém gì gia đình công tử Bạc Liêu ở dưới miền Tây. Khi ấy, ông có trong tay cả ngàn mẫu ruộng muối, hàng trăm thửa ruộng kèo dài xung quanh dãy núi Nứa hùng vĩ và vô cùng rộng lớn này. Tuy nhiên, ông Trần lại vô cùng khiêm tốn, hàng ngày đều chăm chỉ lao động, dậy con cháu làm những việc thiện, hiếu đạo với mọi người xung quanh và rất có lòng ngưỡng mộ vua Thành Thái.</p> <p>Đồn rằng, sau cuộc khởi binh chống giặc Pháp bị thất bại, vua Thành Thái bị quân Pháp giam lỏng ở thành phố Vũng Tàu cũng là lúc ông Trần (người trước kia đã từng khởi binh chống Pháp) tìm đến thăm nhà vua. Chẳng ai biết rõ những lần gặp gỡ ấy ra sao, chỉ biết, một trong những vật tùy thân quý báu mà vua Thành Thái mang từ kinh thành Huế vào Vũng Tàu khi bị phế ngôi là bộ bàn ghế Bát Tiên lộng lẫy chạm trổ bằng ngọc trai trên gỗ trầm hương quý giá đã được tặng cho ông Trần. Nói vậy để thấy, tình cảm của hai con người cùng chí hướng chống giặc ngoại xâm ấy là thân thiết đến thế nào.</p> <p>Ngày nay, sau hơn một thế kỷ qua đi, bộ ghế Bát Tiên kỷ niệm của nhà vua tặng vẫn được con cháu đời sau của ông Trần gìn giữ như bảo vật của gia đình mình.</p> <p>Theo cô Ba Kiềm, cháu nội đời thứ 4 của ông Trần và cũng là người quản lý khu nhà này thì hàng ngày, vào đúng 9 giờ sáng và 4 giờ chiều, con cháu vẫn phải mang cơm, đồ ăn, thức uống… và những vật dụng cần thiết đặt lên bàn thờ để cúng ông Trần. Tuy nhiên, đây không phải di huấn của ông Trần bắt buộc mà đó được coi là một nét mới trong đạo ông Trần mà con cháu đời sau dựa vào lời giáo huấn của ông rút ra, như một cách để tỏ lòng tôn kính, quý trọng ông mà thôi.</p> <p><strong>Cả làng khi chết “táng” chung quan tài!</strong></p> <p>Tuy nhiên, điều khác lạ ở Long Sơn mà chúng tôi phát hiện ra chính là chuyện về những người chết ở đây, khi đem chôn đều được dùng chung... một chiếc quan tài. Nghĩa là, từ trăm năm qua, làng này chỉ có duy nhất một chiếc quan tài, ai ra đi về cõi vĩnh hằng thì đều được khâm niệm bằng chiếc quan tài đó trước khi nằm lại vĩnh viễn nơi đất mẹ thân yêu, họ được quấn bằng một chiếc chiếu.</p> <p>Và, kỳ lạ hơn nữa là tất cả những người chết ở Long Sơn, dù giàu hay nghèo, dân thường hay chức vị thì đều lặng lẽ đưa ma chứ không kèn, không trống, không điếu văn hay bất cứ một hình thức nghi lễ rườm rà hay thông thường nào. Người thân, họ hàng đều lặng lẽ đưa người đã khuất về nơi an nghỉ vào những buổi chiều, buổi tối khuất bóng hoàng hôn sau đó âm thầm đi về, rất lặng lẽ.</p> <p>Có lẽ, khi bỏ qua tất cả các nghi lễ, bỏ qua những quan niệm sinh, tử bình thường ở cõi nhân gian thì chuyện hàng ngàn thân xác, suốt bao đời qua cùng nhau nằm chung một cỗ quan tài cũng là một chuyện khá đặc biệt và ít nhiều sẽ khiến người ta run sợ.</p> <center> </center> <p> </p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="http://static.cand.com.vn/Files/Image/thanhbinh/2018/09/28/thumb_660_85aafbe9-85a4-46b2-8ad2-415c7a49f641.jpg" /></td> </tr> <tr> <td>Nghĩa trang với những bài thơ.</td> </tr> </tbody> </table> <p>Nói về điều này, cô Ba Kiềm lặng lẽ bảo: “Do quan niệm của đạo Ông Trần là sống thì đồng sàng, đồng mộng, đồng cam cộng khổ nên chết cũng phải nằm đồng quan, tức là chung một chiếc quan tài, để thể hiện rằng mọi người sinh, tử trong cõi nhân gian này là hoàn toàn bình đẳng. Đó chính là điều giáo huấn cuối cùng của đời người mà đạo Ông Trần muốn gửi đến con cháu”.</p> <p>Mặc dù không có quan tài nhưng trên bia mộ, nơi được xây kiên cố ngay sau khi chôn luôn có một…bài thơ đưa tiễn. Đó là những bài thơ của những người thân với người đã nằm xuống nơi đó như con khóc thương cha, vợ khóc chồng, anh chị em khóc nhau hay thậm chí cả những người không quen biết cũng làm thơ tiễn biệt nhau nữa.</p> <p>Ông Nguyễn Hà Cửu, nhà ở thôn 3, tóc búi cao, bộ râu dài trắng xóa đến chừng hơn một gang tay, bận quần áo bà ba đen cho biết: "Hơn 100 năm qua, cuộc sống đổi thay nhiều nhưng người dân Long Sơn vẫn giữ được những nét đẹp đời thường như thời ông Trần còn sống. Đó là việc đám tang chôn cất trong vòng 24 giờ kể từ khi người chết lâm chung và người thân không bao giờ coi ngày giờ, khâm liệm, cúng bái hay lễ nghi gì mà xả tang ngay tại mộ.</p> <p><strong>Lấy nhau cũng khác đời thường</strong></p> <p>Ngoài ra, ông còn tiết lộ chuyện trai gái dựng vợ gả chồng ở Long Sơn cũng rất khác so với các cặp đôi uyên ương trẻ ở nơi khác bởi ở đây không bao giờ tổ chức lễ cưới, hỏi cũng như rước dâu, phù rể gì. Nếu đôi bạn trẻ nào tìm hiểu, muốn cùng nhau xây dựng hạnh phúc trăm năm chỉ cần sắm chút lễ cau trầu rồi mời gia đình hai bên đến nói chuyện là xong. Ngoài ra, bà con họ hàng, lối xóm có thể mang bánh, trái cây đến chúc phúc chứ tuyệt nhiên không bao giờ đứng ra tổ chức liên hoan tiệc tùng, mời mọc họ hàng trai gái hai bên.</p> <p>Kỳ lạ hơn nữa, ngay cả việc chọn lựa ngày để thành hôn, để vu quy cũng không ai được phép mà tất cả, hàng ngàn cặp vợ chồng từ xưa đến nay ở Long Sơn chỉ toàn gặp nhau và động phòng hoa trúc vào một đêm tân hôn cố định, đó là ngày 1 và ngày 16 hàng tháng theo lịch âm mà thôi. Thế nên, nhiều cặp vợ chồng về sinh sống với nhau mà cứ lặng lẽ, âm thầm như chưa từng cưới hỏi vậy.</p> <p>Dù lễ cưới có vẻ giản đơn nhưng ở Long Sơn rất ít khi xảy ra chuyện li hôn, li dị hay những bất hòa trong cuộc sống vì họ đều cho đó là điều cấm kỵ, làm tổn hại đến tinh thần nên trừ những trường hợp hi hữu, các cặp vợ chồng ở đây đều sống khá hòa thuận, bình yên. Và, cũng vì những giới luật của mình mà con cháu đời sau của ông Trần, những người sinh sống ở trên đảo Long Sơn luôn hết lòng yêu thương, giúp đỡ nhau.</p> <p>Với họ, tất cả những nghi lễ, những quan niệm “rườm rà” của cuộc sống, của chuyện ma chay, cưới hỏi đều không là một cái gì đó quá lớn lao. Có lẽ, chính vì những quan niệm, những tập tục sinh hoạt vô cùng độc đáo của cộng đồng mình như thế mà bao năm qua, Long Sơn vẫn luôn là một “ốc đảo” biệt lập với thế giới rộng lớn bên ngoài theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của nó.</p> <p>Chia tay làng đảo Long Sơn, chúng tôi men theo con đường nhựa phẳng lỳ từ khu Bến Đá để trở lại quốc lộ 51, đi về thành phố. Xa xa, làng đảo yên bình nằm nép dưới ngọn núi Nứa xanh ngát như từ ngàn năm qua cùng bao điều kỳ bí vẫn khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng, dù mình vừa mới tận mắt, tận tai nghe được. Nó đúng là một ngôi làng vô cùng độc đáo trong hàng vạn những ngôi làng ở khắp đất nước Việt Nam này.</p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Ghi ở một ngôi làng lạ nhất đất việt
Được hình thành cách đây khoảng 130 năm Long Sơn bình thường như bao làng quê yên bình khác trên khắp đất nước Việt Nam. Nhưng lạ thay, qua bao đời ở đây không ai thấy xuất hiện một đám cưới cũng như……
Ngôi tự viện mang dấu ấn văn hóa Đại Việt
Vào tháng 12/2020, ngôi chùa thuần Việt và do chính người Việt tạo nên - Tu viện Vĩnh Nghiêm - khánh thành. Ngôi chùa mang nét kiến trúc truyền thống của đồng bằng sông Hồng, vừa uy nghi vừa tinh tế.
Video: Kịp nhảy khỏi xe bán tải trước khi rơi xuống dốc
Vụ việc xảy ra ngày 4/4 tại một miền quê thuộc thành phố Mã Minh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Will Smith bị cấm dự lễ Oscar trong 10 năm
Liên quan đến vụ việc siêu sao Will Smith đánh danh hài Chris Rock ở lễ trao giải Oscar lần thứ 94, Viện Hàn lâm đã có quyết định cấm Will Smith dự lễ Oscar trong 10 năm tới.
Video: Thoát hiểm thần kỳ khi xe Jeep lao vào lề đường
Vụ “thót tim” xảy ra trên một con đường ngoại ô Katargam ở thành phố Surat thuộc bang Gujarat, Ấn Độ hôm 6/4 vừa qua.
Video: Nhầm chân ga, xe bán tải lao thẳng vào trong xe buýt
Sự việc xảy ra tại Thành phố Syracuse, New York, Mỹ.
Hà Nội: Chính thức có phố Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ
Ngày 12/3, UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội) tổ chức lễ gắn biển tên 4 tuyến phố gồm: Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ, Nguyễn Như Uyên, Nguyễn Bá Khoản.
Võ sĩ gốc Việt Thành Lê hạ knock-out đối thủ, bảo vệ đai vô địch MMA thế giới
Trận tranh đai vô địch hạng lông của ONE Championship giữa Thành Lê và kẻ thách thức Garry Tonon chỉ kéo dài chưa đầy 1 phút. Phần thắng thuộc về Thành Lê và võ sĩ gốc Việt tiếp tục bảo vệ thành công đai vô địch.
Video: Đang sạc, xe điện bùng cháy tan nát
Vụ tai nạn xảy ra trong một con ngõ nhỏ ở Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc hôm 9/3 vừa qua.
Tu bổ di tích Tháp Chăm nghìn năm tuổi bằng... bê tông
Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) vừa có văn bản đề nghị Sở VH-TT tỉnh Bình Định kiểm tra việc thi công không đảm bảo nội dung đã được chấp thuận tại công trình tu bổ và phát huy giá trị di tích tháp Bánh Ít.
Khoảnh khắc các đồng nghiệp khóc nấc tại tang lễ Vũ Ngọc Phượng
Nhiều đồng nghiệp thân thiết đã khóc nấc tại đám tang cố đạo diễn Vũ Ngọc Phượng. Sự ra đi của đạo diễn Vũ Ngọc Phượng khiến cho đông đảo bạn bè, đồng nghiệp đều xót xa.
Tối nay, U23 Việt Nam có 16 cầu thủ đá trận chung kết với U23 Thái Lan
Vào lúc 19h30 hôm nay, 26/2, trận chung kết U23 Đông Nam Á giữa U23 Việt Nam và U23 Thái Lan sẽ được Đài THVN trực tiếp trên kênh VTV6.