Đừng uống bã linh chi

Hiện nay, tại Việt Nam đang có rất nhiều người dùng nấm linh chi để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người chỉ dùng theo trào lưu nên thường xuyên mắc sai lầm như uống quá nhiều, uống cả bã… Theo các chuyên gia, đừng uống bã linh chi.

Theo các chuyên gia, đừng uống bã linh chi.

PGS.TS Nguyễn Thị Chính, nguyên phó chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh, Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, các loại nấm linh chi bán trên thị trường hiện nay chủ yếu là nấm linh chi quả thể.

Với nấm linh chi quả thể, các nghiên cứu đã chỉ ra  chỉ nên uống 10 – 20g/ngày là vừa đủ, đừng nghĩ tốt mà tham uống nhiều. Có người uống hàng 100 -200g/ngày là rất sai lầm bởi uống với hàm lượng quá nhiều cơ thể cũng không hấp thu hết các hoạt chất có trong nấm linh chi.

Ngoài ra, với nấm linh chi quả thể, nhiều người mang nghiền nhỏ thành bột, khi uống thì pha vào nước uống như uống trà và uống luôn cả bã với mong muốn tận dụng triệt để các thành phần quý giá có trong nấm linh chi.

Tuy nhiên, hàm lượng xenlulo trong nấm linh chi tương đối cao, nhiều trường hợp sau khi uống cả bã linh chi đã bị tắc ruột. Vì vậy, nghiền hay cắt linh chi thành lát nhỏ đều được, nhưng nhớ phải bỏ bã chứ không được tận dụng bã, tránh nguy cơ gây hại ngược lại cho cơ thể.

Hiện nay thị trường có trà linh chi dạng túi lọc, khi uống chỉ cần nhúng túi lọc vào trong nước (giống như uống các loại trà túi lọc thông thường), bã sẽ đọng toàn bộ trong túi lọc, người sử dụng không cần phải mất khâu gạn bã rất tiện lợi. Một lưu ý nữa là nhiều người khi uống nấm linh chi (nấu linh chi để lấy nước uống) thì đun đi đun lại tới 5 – 6 lần.

Tuy nhiên, đun nhiều cũng không có tác dụng vì các hoạt chất quý có trong nấm linh chi đã ra hết trong những lần nước đầu, vì vậy, tốt nhất với nấm linh chi chỉ nên đun 2 – 3 lần. Nhiều trường hợp sau khi đun lấy nước uống xong thì cho bột/lát nấm linh chi đã qua sử dụng vào ngâm rượu với hi vọng tận dụng nốt các tinh chất quý giá còn sót lại.

Tuy nhiên, sau khi đã đun tới vài lần để lấy nước uống, các tinh chất quý đã hết thì nên vứt đi chứ cho vào ngâm rượu hoặc tái sử dụng vào các mục đích khác cũng không có tác dụng.

Sơn Hà

Theo Đời sống
Xoài Thanh Ca là một trong những giống xoài ngon nhất hiện nay.

Cách phân biệt các loại xoài

Xoài có nhiều loại khác nhau, mùi vị, hình dáng cũng khác nhau. Bài viết dưới đây giúp bạn phân biệt từng loại và chọn được quả xoài tươi, ngon
Người lành mang gene bệnh

Người lành mang gene bệnh

Người lành mang gene bệnh là người đó hoàn toàn không có biểu hiện bệnh, nhưng trong người lại có gene bệnh và gene này ở thể lặn.
Bảo quản đúng cách mới có thể giữ được chất lượng của trái cây. Ảnh minh họa.

Cách bảo quản trái cây tươi lâu trong tủ lạnh

Trái cây cũng như bao thực phẩm tươi sống khác, bạn cần phải bảo quản đúng cách mới có thể giữ được chất lượng của trái cây. Dưới đây là hướng dẫn cách bảo quản trái cây tươi lâu trong tủ lạnh hiệu quả.
Trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và các vitamin nên nó sẽ giúp bạn khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, giảm nguy cơ mắc bệnh tật.

Cách chọn trái cây ngon

Bộ công thức lựa trái cây "siêu chuẩn" do tiểu thương có nhiều kinh nghiệm tại chợ đầu mối sẽ giúp bạn không lo bị "lừa" bởi trái cây kém chất lượng.
back to top