Rau má nhiều tác dụng.
*Canh rau má nấu cá rô đồng: Cá rô ta 5 con, rau máu 200g, gừng 5 lát, thêm gia vị mắm muối, tiêu, ớt… Cá rô rửa sạch để ráo cho vào lò nướng chín vàng, để nguội rồi bóc tách thịt ra bỏ ruột và mật khỏi đắng. Đem ướp cá với một chút gia vị tiêu bột. Còn phần đầu vừa đủ nấu canh, đun sôi nước cho các đã ướp vào đun 15 phút cho cá nhừ rồi cho tiếp rau má vào. Rau má thái nhỏ gừng thái sợi cho thơm, nêm gia vị vừa đủ bắc ra ăn nóng với cơm. Cần ăn liên tục 7-10 ngày.
Dinh dưỡng của món ăn này đã được nghiên cứu theo y học cổ truyền. Rau má là vị thuốc mát có vị hơi đắng, tính bình không độc, có tính chất giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, đặc biệt làm mát phổi long đờm, mát huyết. Ngoài ra rau má còn có tác dụng chữa bệnh thổ huyết, khí hư, lợi sữa. Khi ăn cần chọn rau má là còn màu xanh nõn tươi ngon khi nấu lá mềm và ngọt hơn. Nếu lá rau má có màu xanh đậm ăn lá bùi hơn nhưng khi nấu canh cần ninh kỹ cho rau chín.
Cá rô là một nguồn dinh dưỡng rất tốt, thịt cá rô thơm, bùi và béo ngậy. Tỷ lệ đạm cao, có cả chất béo, canxi và vitamin nhóm B. Món canh này ăn bổ dưỡng, thanh nhiệt, chữa ho long đờm, mát phổi cho người phế nhiệt, háo nóng trong. Ngoài ra còn hạ sốt, đẹp da, chống táo bón và tăng cường sức khỏe.
* Nước ép rau má: Dùng rau má rửa sạch cho vào máy xay sinh tố, lấy nước uống ngày một cốc sẽ giúp cho mát phổi, chống khát nước, chữa ho và không bị nóng trong.
*Rau má luộc: Luộc rau má ăn rau và uống nước rau má luộc rất tốt, mát gan, mát thận bổ phế nhuận trường.
*Nộm rau má: Luộc rau má rồi trộn với các vị chua, cay, mặn ngọt thành món nộm dễ ăn cho đỡ ngán cũng có tác dụng như trên.
BS Kim Lan
(nguyên cán bộ Bệnh viện Châm cứu TW)